Quỹ từ thiện của Bill Gates rót thêm 12 triệu USD vào Việt Nam

Quỹ tín thác Bill & Melinda Gates Foundation Trust thuộc quản lý của vợ chồng tỷ phú Bill Gates đã mua và trở thành cổ đông lớn của quỹ đầu tư lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Quỹ từ thiện của Bill Gates rót thêm 12 triệu USD vào Việt Nam

Quỹ tín thác Bill & Melinda Gates Foundation Trust thuộc quản lý của vợ chồng tỷ phú Bill Gates đã mua và trở thành cổ đông lớn của quỹ đầu tư lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Mới đây, Quỹ tín thác Bill & Melinda Gates Foundation Trust thuộc quản lý của vợ chồng tỷ phú Bill Gates đã chi thêm khoảng hơn 12 triệu USD để tăng sở hữu tại Vietnam Enterprise Investment Ltd (VEIL), quỹ đầu tư lớn nhất Việt Nam được quản lý bởi Dragon Capital.Sau giao dịch này, Bill & Melinda Gates Foundation Trust trở thành một trong những cổ đông lớn nhất của VEIL với tỷ lệ sở hữu 11,34%, tương lượng chứng chỉ quỹ có trị giá gần 88 triệu USD (gần 2.000 tỷ đồng).Được thành lập năm 1995, VEIL là quỹ đầu tư thâm niên và lớn nhất Việt Nam hiện nay với tổng tài sản ròng 900 triệu USD.Hồi tháng 7/2016, Dragon Capital đã thông báo chính thức về việc tiến hành niêm yết Quỹ Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) trên sàn giao dịch chính của Sở giao dịch chứng khoán London.Sau khi niêm yết trên sàn chứng khoán London, quỹ VEIL được chờ đợi sẽ trở thành một kênh huy động vốn nổi bật đối với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài quan tâm tới thị trường Việt Nam. Hiện tại, gần một nửa tổng tài sản ròng do VEIL quản lý là các khoản đầu tư vào các doanh nghiệp đã kín tỷ lệ sở hữu nước ngoài và những nhà đầu tư nước ngoài khác thường phải trả mức giá cao hơn giá trị thị trường nếu muốn sở hữu các cổ phiếu này.Quỹ Bill & Melinda Gates (Bill & Melinda Gates Foundation) là một tổ chức từ thiện lớn nhất thế giới, được góp vốn bởi Bill Gates, Chủ tịch và người sáng lập ra tập đoàn Microsoft, và vợ của ông, bà Melinda Gates. Quỹ ra đời năm 2000 nhằm nâng cao chăm sóc y tế, giảm đói nghèo trên toàn cầu, hỗ trợ tiếp cận công nghệ thông tin tiên tiến tại Mỹ.Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gate luôn duy trì nguồn đầu tư vào các bằng sáng chế dược phẩm và các lĩnh vực khác như rượu, thuốc lá, dầu khí, biến đổi gen cũng như một số nguồn khác.Nguồn tài chính của quỹ từ thiện này được quản lý thông qua quỹ tín thác Bill & Melinda Gates Foundation Trust. Tính đến cuối năm 2015, tổng giá trị tài sản ròng của quỹ tín thác này là 39,5 tỷ USD. Trong đó, hai khoản đầu tư vào cổ phiếu tập đoàn Berkshire Hathaway của Warren Buffett - trị giá 9,8 tỷ USD và 8,6 tỷ USD trái phiếu của chính phủ Mỹ chiếm một nửa danh mục đầu tư của quỹ tín thác.Tỷ phú Warren Buffett là người bạn lâu năm của Bill Gates và cũng là người chi số tiền lớn quyên góp cho quỹ từ thiện Bill and Melinda Gates. Tỷ phú phú đầu tư 85 tuổi này đã góp 15 triệu cổ phiếu Class B - trị giá 2,2 tỷ USD -  của hãng Berkshire Hathaway do ông sở hữu cho tổ chức từ thiện của ông Gates ngày 13/7, theo hồ sơ pháp lý vừa đệ trình hôm 14/7. Tính đến năm ngoái, ông quyên góp hơn 17 tỷ USD giá trị cổ phiếu cho Bill & Melinda Gates Foundation. Tổng số tiền mỗi năm thường đi lên vì giá trị cổ phiếu tăng.Từ lâu Bill Gates đã đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình bằng cách bỏ “trứng” vào rất nhiều “rổ” khác nhau, trong đó giá trị cổ phiếu Microsoft chỉ chiếm 18% tổng tài sản của ông. Bill Gates và gia đình có công ty đầu tư riêng là Cascade Investment, được thành lập với số vốn ban đầu từ cổ phần và cổ tức của ông tại Microsoft.

Theo VNF

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...