Rủi ro giảm phát của Trung Quốc tăng cao trong tháng 6

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc không thay đổi trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi chỉ số giá sản xuất (PPI) giảm 5,4%...
Rủi ro giảm phát của Trung Quốc tăng cao trong tháng 6

Dữ liệu kinh tế mới được công bố cho thấy, rủi ro giảm phát ở Trung Quốc tăng cao trong tháng 6/2023 khi nhu cầu tiếp tục yếu do giá tiêu dùng không thay đổi và giá xuất xưởng (factory-gate price) giảm sâu.

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) không thay đổi so với một năm trước đó, thấp hơn mức tăng 0,2% trong tháng 5. 

CPI của Trung Quốc hiện ở mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021, trích dẫn so sánh của nhà cung cấp dữ liệu tài chính Trung Quốc Wind. Vào đầu năm nay, chính quyền Bắc Kinh đã đặt mục tiêu CPI khoảng 3% cho năm 2023.

Nhìn sâu vào CPI, giá thực phẩm ở Trung Quốc đã tăng 2,3% so với một năm trước đó vào tháng 6, cao hơn so với mức tăng 1% trong tháng 5, trong khi giá phi thực phẩm giảm 0,6% trong tháng trước sau khi không thay đổi trong tháng Năm.

Giá thịt lợn, một mặt hàng chủ lực trong bữa ăn của người Trung Quốc, đã giảm 7,2% trong tháng 6 so với một năm trước đó, trong khi giá trái cây tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái và giá rau tăng 10,8%.

giảm phát
Tỷ lệ lạm phát tiêu dùng của Trung Quốc

Tỷ lệ lạm phát tiêu dùng cốt lõi của Trung Quốc, không bao gồm giá lương thực và năng lượng dễ biến động, chỉ tăng 0,4% trong tháng, thấp hơn mức tăng 0,6% trong tháng 5.

Trong khi đó, chỉ số giá sản xuất (PPI) - phản ánh mức giá bán buôn từ nhà máy - đã giảm 5,4% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2015. Mức giảm này cao hơn dự đoán 5% của các nhà phân tích vào tháng trước, theo Wind.

“Những dữ liệu mới này là bằng chứng cho thấy nhu cầu trong nước đang ngày một suy yếu, đặt ra các thách thức bủa vây nên kinh tế lớn thứ hai thế giới trong việc phục hồi nhu cầu và tăng trưởng”, ông  Larry Hu, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Macquarie Group cho biết.

Các nhà kinh tế tại Capital econom nhận xét: “Giảm phát giá sản xuất đã trượt sâu hơn vào tháng trước xuống mức thấp nhất trong hơn 7 năm và lạm phát giá tiêu dùng giảm xuống mức thấp nhất trong 28 tháng là 0%. Lạm phát cốt lõi tiếp tục giảm khi động lực ban đầu của việc mở cửa trở lại dần biến mất. Chúng tôi kỳ vọng lạm phát sẽ tăng vào cuối năm nay, nhưng mức tăng vẫn còn hạn chế, tạo cơ hội cho việc nới lỏng chính sách hơn nữa”. 

Xem thêm

Goldman Sachs hạ dự báo GDP Trung Quốc năm 2023

Goldman Sachs hạ dự báo GDP Trung Quốc năm 2023

Goldman Sachs đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc, cho rằng các mức kích thích hiện tại từ chính phủ sẽ chưa thể hỗ trợ đầy đủ cho nền kinh tế như suy nghĩ trước đây…

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…