Sự chậm lại của kinh tế Trung Quốc khiến các công ty EU lo ngại hơn cả căng thẳng địa chính trị

Những thách thức trong nền kinh tế Trung Quốc đang ảnh hưởng lớn đến tâm lý đầu tư và kinh doanh của các công ty châu Âu...

Theo Phòng Thương mại Châu Âu tại Trung Quốc (EUCCC), sự suy giảm ở cả nền kinh tế Trung Quốc và toàn cầu là vấn đề lớn nhất ảnh hưởng đến các công ty châu Âu tại Trung Quốc, thậm chí còn đáng ngại hơn căng thẳng chính trị và sự phân tách Mỹ - Trung. 

Số lượng các công ty châu Âu coi Trung Quốc là một trong ba điểm đến hàng đầu để đầu tư trong tương lai hiện mức thấp nhất được ghi nhận, theo báo cáo hàng năm của văn phòng cho biết. EUCCC đã ghi nhận con số này từ năm 2010.

Khi lãi suất tăng và lạm phát siết chặt nhu cầu ở châu Âu và Mỹ, thì ngược lại, các công ty ở Trung Quốc đang phải vật lộn với sự sụt giảm giá mạnh do nguy cơ giảm phát đè nặng lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Báo cáo của EUCCC cho biết số lượng các công ty châu Âu báo cáo doanh thu giảm tại Trung Quốc vào năm 2022 đã cao gấp ba lần so với năm 2021, trong khi tầm quan trọng của Trung Quốc đối với lợi nhuận toàn cầu của các công ty cũng đã giảm trong năm thứ hai liên tiếp. BASF, Maersk, Siemens và Volkswagen nằm trong số các thành viên của EUCCC. 

“Sự suy giảm tâm lý kinh doanh diễn ra trong ba năm qua là rất nghiêm trọng và không thể đảo ngược trong một sớm một chiều,” EUCCC nhận định. 

kinh tế Trung Quốc

Những phát hiện của EUCCC, dựa trên quan điểm của các doanh nghiệp thành viên từ tháng 2 đến đầu tháng 3, tiết lộ rằng một số lượng kỷ lục các công ty đã thua lỗ trong năm ngoái do các hạn chế trong tiếp cận thị trường và rào cản pháp lý.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang ngày càng tập trung nhiều hơn vào vấn đề an ninh quốc gia - đặc biệt là cuộc trấn áp gần đây đối với các công ty tư vấn và thẩm định - đã khiến nhiều công ty nước ngoài không chắc chắn về ranh giới trong một thị trường mà các quy định thường có thể được diễn đạt một cách khá mơ hồ.

“Với những điều luật mới của châu Âu và Mỹ, được thiết lập để buộc các công ty chứng minh tính minh bạch trong hoạt động của họ ở Trung Quốc, xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và thoái vốn có thể sẽ gia tăng trong trung hạn”, EUCCC nhấn mạnh. 

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc đã chậm lại đáng kể ngay cả khi nước này từ bỏ các hạn chế nghiêm ngặt về Covid-19 vào cuối năm ngoái, với tổng số vốn FDI tính bằng USD giảm 5,7% từ tháng 1 đến tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái.

Thâm hụt thương mại của EU với Trung Quốc cũng gia tăng vào năm 2022, lên tới 396 tỷ Euro (433 tỷ USD), khiến Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen

Xem thêm

Tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục mới

Tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục mới

Tình hình thất nghiệp của thanh niên tại Trung Quốc hiện đang gây ra nhiều lo ngại. Với tỷ lệ thất nghiệp đạt mức kỷ lục trong tháng 5, nền kinh tế lớn nhất châu Á đang đối mặt với thách thức về việc tạo ra đủ việc làm cho thế hệ trẻ...
Goldman Sachs hạ dự báo GDP Trung Quốc năm 2023

Goldman Sachs hạ dự báo GDP Trung Quốc năm 2023

Goldman Sachs đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc, cho rằng các mức kích thích hiện tại từ chính phủ sẽ chưa thể hỗ trợ đầy đủ cho nền kinh tế như suy nghĩ trước đây…

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…