Sáng kiến “Vành đai, con đường” của Trung Quốc tiếp tục gặp trở ngại

Không những đẩy các quốc gia châu Phi nghèo vướng vào những món nợ lớn, chính nhà đầu tư của Trung Quốc thực hiện Dự án “Vành đai, con đường” cũng đang thiệt hại hàng tỷ USD.
Sáng kiến “Vành đai, con đường” của Trung Quốc tiếp tục gặp trở ngại

Ông Wang Wen làm việc tại tổng công ty Bảo hiểm Tín dụng và Xuất khẩu Trung Quốc (Sinosure), cho biết có rất nhiều bài học từ các quốc gia châu Phi có thể cảnh tỉnh những nhà đầu tư và phát triển Trung Quốc khi cân nhắc đổ tiền vào các dự án thuộc sáng kiến “Vành đai, con đường” mà Bắc Kinh đề xuất.

Ông Wang dẫn ví dụ về dự án đường sắt trọng điểm nối giữa Addis Ababa (Ethiopia) và Djibouti. Đây là dự án đường sắt trị giá 4 tỷ USD, mới được khánh thành đầu năm, nhưng đã phải tái cấu trúc lại các khoản nợ vì làm ăn không hiệu quả. Theo đó, dự án không thể hoạt động hết công suất như dự kiến khi xây dựng do thiếu nguồn điện để vận hành và ước tính sẽ khiến Sinosure thiệt hại 1 tỷ USD.

“Khả năng lên kế hoạch của Ethiopia còn thiếu sót nhưng ngay cả với sự hỗ trợ của Sinosure và ngân hàng Trung Quốc cho vay, kế hoạch đầu tư và vận hành vẫn không trọn vẹn”, ông Wang nói.

Ông chỉ ra một thực trạng chung với các dự án do Trung Quốc đầu tư trong sáng kiến “Vành đai, con đường” là sự chuẩn bị sơ sài, có phần hời hợt. Những trường hợp tiêu biểu có thể kể tới là họ xây nhà máy tinh luyện ở châu Phi nhưng thiếu đi nguồn cung nguyên liêu chính là củ cải đường, hay dự án đường xe lửa không được sử dụng hết công suất ở Mỹ Latin.

Gần 5 năm trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khởi xướng đại kế hoạch kết nối kinh tế Á - Âu với tên gọi Một Vành đai, Một Con đường thông qua các khoản đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khổng lồ.

Tính chất địa chính trị của kế hoạch này nhanh chóng làm dấy lên nhiều lo ngại. Trung Quốc sau đó đổi tên chiến lược thành sáng kiến Vành đai, Con đường.

Thời gian qua, mô hình đầu tư của Trung Quốc còn vấp phải chỉ trích đẩy các nước đối tác rơi vào những khoản nợ vượt khả năng chi trả.

Tháng 12/2017, Sri Lanka phải chấp nhận bán cho Trung Quốc phần lớn cổ phần trong cảng Hambantota với giá 1,12 tỷ USD để trả nợ. Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cũng hoãn hàng loạt dự án đầu tư của Trung Quốc, lo ngại đất nước rơi vào bẫy nợ.

Bắc Kinh đang nỗ lực xoa dịu lo ngại của cộng đồng quốc tế, ông Tập khẳng định Trung Quốc cần “ưu tiên lợi ích của nước đối tác và xúc tiến những dự án có lợi cho người dân sở tại”. Bắc Kinh cũng đang thuyết phục Nhật Bản hợp tác đầu tư cho những dự án cơ sở hạ tầng trong khu vực.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…