SK Innovation đệ trình đơn kiện LG vi phạm bằng sáng chế

SK Innovation của Hàn Quốc tuyên bố đâm đơn kiện LG Chem và đơn vị tại Hoa Kỳ LG Michigan Inc vì những vi phạm liên quan đến bằng sáng chế.
SK Innovation đệ trình đơn kiện LG vi phạm bằng sáng chế

Nhà sản xuất pin của Hàn Quốc SK Innovation vào hôm nay (30/8) cho biết họ có kế hoạch khởi kiện “người đồng hương” LG Chem Ltd và công ty con tại Hoa Kỳ về cáo buộc vi phạm bằng sáng chế liên quan đến pin xe điện.

Trong một tuyên bố, SK Innovation cho biết họ đã lên kế hoạch đệ trình một vụ kiện riêng để chống lại LG Electronics Inc tại Hoa Kỳ, cáo buộc rằng các mô đun pin EV được LG sản xuất sau đó sử dụng trái phép bằng sáng chế của SK Innovation.

SK Innovation tiết lộ họ đang thực hiện các bước chuẩn bị pháp lý để nộp đơn kiện LG Chem và LG Michigan Inc thông qua Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ.

Một phát ngôn viên của LG Electronics cho biết công ty đang kiểm tra chi tiết về vấn đề này nhưng cảm thấy không cần phải trả lời các yêu cầu của SK. LG Chem không đưa ra bình luận ngay lập tức.

Cuộc chiến pháp lý của SK Innovation chống lại đối thủ LG diễn ra sau khi chính LG đã kiện SK Innovation tại Hoa Kỳ vì cáo buộc ăn cắp bí mật thương mại bằng cách thuê nhân viên cũ của hãng.

“Những vụ kiện này không liên quan đến trường hợp LG cáo buộc chúng tôi vì hành vi chiếm đoạt bí mật thương mại mà đây cách mà SK Innovation bảo vệ hợp pháp các tài sản trí tuệ của công ty,” ông YS Yoon, chủ tịch đơn vị sản xuất pin của SK Innovation nói.

SK Innovation - nhà máy lọc dầu lớn nhất Hàn Quốc - đã “bước chân” vào thị trường sản xuất pin EV được dẫn đầu bởi LG Chem và Samsung SDI Co., Ltd cũng như Panasonic Corp của Nhật Bản. SK Innovation đã bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm 2012 với các khách hàng bao gồm Daimler AG của Đức và Volkswagen AG.

Nếu SK Innovation chiến thắng trong vụ kiện này, LG Chem sẽ không còn được phép bán các sản phẩm pin được đề cấp đến trong cáo buộc ra thị trường.

Chính các “mối thâm thù” pháp lý như vậy có khả năng làm suy yếu các nhà sản xuất pin của Hàn Quốc tại thời điểm cạnh tranh toàn cầu tăng cao. Thậm chí, chính phủ phải can thiệp với vai trò trung gian để đảm bảo một giải pháp nhanh chóng, một nguồn tin trong ngành nói với Reuters.

Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ rúng động trước tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế 25% đối với tất cả xe hơi và linh kiện ô tô nhập khẩu. Quyết định này có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại và tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất ô tô toàn cầu…

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee, người đã có công dẫn dắt tập đoàn đạt được nhiều đột phá công nghệ và giữ vững vị thế toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 63…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Người nông dân Mỹ có thể chịu thêm nhiều tổn thất do chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, với gần một nửa số người tham gia khảo sát của Purdue University/CME Group tin rằng cuộc chiến thương mại sẽ khiến xuất khẩu nông sản Mỹ sụt giảm mạnh...