Starbucks bổ nhiệm Giám đốc điều hành mới

Ông Laxman Narasimhan đã được bổ nhiệm vào vị trí giám đốc điều hành mới của chuỗi cà phê, bắt đầu từ tháng 4 năm sau.
Starbucks bổ nhiệm Giám đốc điều hành mới

Starbucks đã bổ nhiệm ông Laxman Narasimhan cho vị trí giám đốc điều hành tiếp theo của mình.

Ông Narasimhan gần đây nhất là Giám đốc điều hành của công ty vệ sinh và sức khỏe Reckitt, công ty sở hữu các thương hiệu như Lysol, Durex và Mucinex. Ông đã thông báo về việc từ bỏ vai trò tại Reckitt và sẽ gia nhập Starbucks vào tháng 10, tìm hiểu thêm về công ty và kế hoạch phát triển của nó trước khi đảm nhận vị trí CEO vào tháng 4.

Cho đến khi đó, nhà sáng lập Howard Schultz sẽ tạm thời giữ vị trí Giám đốc điều hành và sẽ tham gia hội đồng quản trị của Starbucks sau khi ông Narasimhan kế nhiệm. 

Trước đó, cựu CEO Kevin Johnson đã nộp đơn xin nghỉ hưu sau 5 năm giữ vai trò điều hành tại công ty. Ông Howard Schultz đã phải trở lại với vai trò Giám đốc điều hành tạm thời, chỉ nhận 1 USD cho mức lương trung bình của mình. Và đồng thời, cùng hội đồng quản trị tích cực tìm kiếm một người kế nhiệm lâu dài, với ý định công bố CEO mới vào mùa thu.

Howard Schultz trước đây đã nói rằng ông muốn đổi mới trải nghiệm Starbucks đối với cả khách hàng, cửa hàng và nhân viên để tính toán xem thế giới đã thay đổi như thế nào kể từ sau đại dịch. Công ty sẽ tổ chức ngày hội dành cho nhà đầu tư vào ngày 13/9 tại Seattle, nơi họ dự kiến ​​sẽ tiết lộ thêm chi tiết về những thay đổi táo bạo mà công ty dự định thực hiện.

Starbucks cho biết trong một thông cáo báo chí rằng ông Howard Schultz sẽ tiếp tục “tham gia chặt chẽ” vào mọi kế hoạch và đóng vai trò cố vấn cấp cao cho ông Narasimhan.

Ông Laxman Narasimhan từng có thời gian làm việc tại PepsiCo, đảm nhiệm chức vị giám đốc thương mại toàn cầu cùng nhiều vị trí khác. Trước khi làm việc tại PepsiCo, ông là đối tác cấp cao của McKinsey.

Với tư cách là Giám đốc điều hành mới, ông Narasimhan sẽ phải đối mặt với một số thách thức. Tại thị trường nội địa của mình, Starbucks đang phải gặp phải vấn đề liên quan tới nhân sự, với hơn 200 cửa hàng ở Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thành lập công đoàn dưới tên gọi Công nhân Liên hiệp. Sự việc đã dẫn đến một số tiêu cực và cả cuộc chiến pháp lý. Lạm phát tuy chưa làm ảnh hưởng đến doanh số bán hàng, nhưng đẩy giá thực đơn lên ngày một cao hơn. Và Trung Quốc, thị trường lớn thứ hai của Starbucks, vẫn đang bị ảnh hưởng lớn bởi chính sách zero Covid.

“Kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc của Laxman Narasimhan trong việc thúc đẩy chuyển đổi chiến lược tại các doanh nghiệp hướng tới người tiêu dùng toàn cầu khiến ông ấy trở thành lựa chọn lý tưởng để đẩy nhanh tốc độ phát triển của Starbucks và nhanh chóng nắm bắt các cơ hội trước mắt”, chủ tịch hội đồng quản trị Starbucks, Mellody Hobson cho biết trong một tuyên bố.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...