Stephen Hawking - Một cuộc đời phi thường

Stephen Hawking đã ra đi nhưng giá trị mà ông để lại sẽ là mãi mãi. Là một nhà vật lý nổi tiếng người Anh, dù chịu bệnh tật nhưng trí tuệ và cuộc đời của vị giáo sư luôn khiến cả thế giới nể phục.
Stephen Hawking - Một cuộc đời phi thường

Hawking sinh ngày 8 tháng 1 năm 1942, tại Oxford, Anh quốc đúng 300 năm sau ngày mất của Galileo. Ông từng theo học ĐH Oxford, ngành vật lý và tốt nghiệp loại xuất sắc. Sau đó ông chuyển đến ĐH Cambridge để tiếp tục theo đuổi luận án tiến sĩ về vũ trụ học. Trong thời gian làm luận án, người ta phát hiện ra Hawking bị mắc một chứng bệnh về thần kinh có tên là bệnh Lou Gehrig khiến ông gần như mất hết khả năng cử động. Sau này, ông phải phẫu thuật cắt khí quản và không còn khả năng nói chuyện bình thường được nữa. Ông bị gắn chặt vào chiếc xe lăn, chỉ có thể nói được qua một thiết bị tổng hợp tiếng gắn với một máy tính mà ông gõ chữ vào đó.

Lĩnh vực chính của Hawking là nghiên cứu lý thuyết vũ trụ học và hấp dẫn lượng tử. Năm 1971, ông đưa ra các công trình toán học ủng hộ cho lý thuyết Vụ nổ lớn về nguồn gốc vũ trụ: nếu lý thuyết tương đối rộng là đúng thì vũ trụ cần phải có một điểm kì dị, một điểm khởi đầu trong không thời gian. Ông còn cho rằng, sau Vụ nổ lớn, các hố đen nguyên thủy hoặc các hố đen siêu nhỏ được hình thành và chứng minh rằng diện tích bề mặt của hố đen không bao giờ giảm, rằng tồn tại một giới hạn trong quá trình phát xạ khi các hố đen va vào nhau và rằng một hố đen không thể bị tách thành hai hố đen riêng biệt.

Telegraph giới thiệu chùm ảnh về cuộc đời của giáo sư Hawking:

Stephen Hawking (trái) cùng em gái Mary

Stephen Hawking - Một cuộc đời phi thường ảnh 2

Nhà vật lý Hawking ở độ tuổi 12 (trái) và khi tốt nghiệp ĐH Oxford năm 1962.

Vào năm 19 tuổi, Stephen Hawking tham gia đội chèo thuyền ở ĐH Oxford trong vị trí người điều hành.

Stephen Hawking - Một cuộc đời phi thường ảnh 4

Đám cưới của Hawking với Jane Wilde năm 1965.

Hawking cùng vợ và con trai Tim sau buổi lễ nhận bằng danh dự của trường ĐH Cambridge.

Hawking được thỉnh giảng tại một lớp của ĐH Northeastern ở Boston vào năm 1990.

Stephen Hawking - Một cuộc đời phi thường ảnh 7

Stephen Hawking trong đám cưới với người vợ thứ hai, Elaine Mason năm 1995. Họ đã chia tay sau ba năm chung sống.

Hình ảnh Stephen Hawking tháng 4/1996.

Giáo sư Hawking tại trung tâm nghiên cứu toán học, ĐH Cambridge, tháng 10/2001.

Giáo sư Hawking diện kiến Nữ hoàng Anh trong phòng hòa nhạc ở Cung điện Buckingham, ngày 18/5/2006.

Giáo sư Hawking thử nghiệm cảm giác không trọng lực trên một chiếc máy bay, tháng 4/2007.

Stephen Hawking - Một cuộc đời phi thường ảnh 12

Giáo sư Hawking "khai trương" chiếc đồng hồ Corpus tại trường Corpus Christi, thuộc ĐH Cambridge, tháng 9/2008.

Stephen Hawking - Một cuộc đời phi thường ảnh 13

Nhà lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc Nam Phi Nelson Mandela gặp Hawking ở Johannesburg tháng 5/2008.

Stephen Hawking - Một cuộc đời phi thường ảnh 14

Giáo Hoàng Benedict XVI chào đón Hawking trong một buổi gặp gỡ đặc biệt dành cho các nhà khoa học tại Vatican trong tháng 10/2008.

Stephen Hawking - Một cuộc đời phi thường ảnh 15

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã trao Huân chương Tự do cho Stephen Hawking trong một buổi lễ tại Phòng Đông của Nhà Trắng. Đây là huy chương dân sự cao quý nhất tại Mỹ.

Hôm nay, 14/3/2018, nhà vật lý đã kết thúc hành trình vĩ đại của mình, ở tuổi 76, BBC cho hay. Cảm ơn vì những đóng góp to lớn của ông.

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Theo một báo cáo mới đây từ Bloomberg, các nhà chức trách tại Trung Quốc đang cân nhắc về khả năng bán TikTok Mỹ cho tỷ phú Elon Musk…

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…