Syria: Thêm UCAV Thổ Nhĩ Kỳ bị rơi ở Idlib

Ngày 27/05/2020, Thông tấn nhà nước (SANA) cho biết, Quân đội Syria phát hiện được xác của một máy bay không người lái vũ trang (UCAV) Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc rà phá bom mìn trên vùng nông thôn phía tây bắc Greater Idlib.

Video và ảnh mà SANA cung cấp ghi lại cánh phải và các bộ phận động cơ của chiếc UCAV TAI Anka (UCAV) do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.

Cánh chiếc UCAV bị rơi ở Idlib

Xác chiếc UCAV ANKA-S có thể đã bị rơi trong cuộc chiến giữa quân đội Syria với liên minh quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến vào tháng 2.2020. Chiếc UCAV không có dấu hiệu bị trúng tên lửa hoặc đạn phòng không, không có dấu hiệu cháy nổ vốn là dấu hiệu thường thấy khi máy bay trúng hỏa lực phòng không.

Trong cuộc chiến giai đoạn này, có nhiều thông tin cho rằng, để hỗ trợ lực lượng phòng không quân đội Syria, quân đội Nga đã sử dụng các phương tiện tác chiến điện tử làm các UAV của Thổ Nhĩ Kỳ mất khả năng cơ động chiến đấu.

Một số thông tin cho rằng, hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-4 của Nga đã phá hủy 2 UCAV của Thổ Nhĩ Kỳ. Đây có thể là một trong số các UAV bị phương tiện tác chiến điện tử Nga hạ gục. Do đó lực lượng phòng không Syria không ghi nhận chiến công vào thời điểm chiến sự.

SANA tuyên bố phòng không Syria đã bắn hạ chiếc UCAV này, phía Thổ Nhĩ Kỳ và Nga không có bình luận.

Trong lần giao chiến gần đây nhất trên Greater Idlib, theo một số nguồn tin các nhà quan sát quân sự, Thổ Nhĩ Kỳ huy động khoảng 20 UCAV.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...