Tài sản của ông chủ Amazon sẽ được phân chia thế nào sau ly hôn trăm tỷ USD?

Cặp vợ chồng giàu nhất hành tinh MacKenzie và Jeff Bezos vừa tuyên bố chia tay và câu hỏi đặt ra là khối tài sản của ông chủ Amazon sẽ được phân chia thế nào sau ly hôn.
Tài sản của ông chủ Amazon sẽ được phân chia thế nào sau ly hôn trăm tỷ USD?

Tỷ phú giàu nhất thế giới Jeff Bezos và người vợ MacKenzie sẽ ly hôn sau 25 năm bên nhau. Tuyên bố này được cả hai thông báo chính thức sáng 9/1 và không đề cập lý do ly hôn.

"Chúng tôi đã quyết định ly hôn và tiếp tục cuộc sống như những người bạn" - Tuyên bố được đăng trên trang Twitter của Jeff Bezos - tỷ phú giàu nhất hành tinh, chủ tập đoàn thương mại điện tử Amazon.

Theo Bloomberg Billionaires Index, khối tài sản kếch xù của Jeff Bezos tính đến ngày 9/1 là 137 tỷ USD. Trong khi đó tỷ phú giàu thứ 2 thế giới là Bill Gates với tài sản ròng 93 tỷ USD.

Theo Forbes, chưa rõ cuộc hôn nhân sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tài sản ròng của Jeff Bezos và liệu nó có ảnh hưởng đến cổ phiếu của ông ở Amazon, tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ do Jeff Bezos thành lập năm 1994 ra sao.

Bezos sở hữu khoảng 16% cổ phần tập đoàn này, chiếm 95% tài sản của ông. Ông còn sở hữu tờ Washington Post và công ty tên lửa Blue Origin. 

Tại bang Washington, nơi Bezos cư trú, luật của bang quy định tài sản chung tích lũy được trong thời gian kết hôn phải chia đôi sau khi ly hôn.

Rất có khả năng mọi tài sản mà Jeff Bezos đã kiếm được từ Amazon có thể trở thành tài sản chung của hai vợ chồng - Luật sư David Starks cho biết.

Theo Virginia Onu, luật sư tại Washington, việc chia tài sản cho vợ/chồng sau ly hôn không nhất thiết phải là chuyển đổi tài sản đó sang cho họ. Tức là thay vì bán hoặc chuyển cổ phần Amazon, Jeff Bezos có thể đề nghị đền bù tiền với giá trị tương ứng của số cổ phần đó trên thị trường.

" Nếu MacKenzie Bezos nhận được một nửa tài sản của chồng sau khi ly hôn thì tài sản của bà sẽ lên tới hơn 68 tỷ USD và trở thành tỷ phú giàu thứ 5 thế giới. 

Tuy nhiên, nếu Bezos ký thỏa thuận tiền hôn nhân hoặc hậu hôn nhân thì sự phân chia tài sản có thể thay đổi. "Những người giàu thường thiết lập thỏa thuận tiền hôn nhân cho việc phân chia tài sản. Thỏa thuận như vậy có thể khoanh vùng một số thứ để phân chia sau này", Karin J. Lundell nói.

Ngay cả khi bà chỉ được thanh khoản 1% thì đây cũng sẽ là một trong những cuộc ly hôn đắt giá nhất thế giới.

Jeff Bezos và vợ đã có với nhau 4 người con. Họ cùng học tại trường Princeton nhưng quen nhau sau khi ra trường khi cùng làm việc ở công ty D.E. Shaw. 

Cả hai kết hôn năm 1993 rồi chuyển đến Seattle năm 1994. Cùng năm đó Amazon được thành lập.

MacKenzie Bezos nổi tiếng thành công trong sự nghiệp riêng của mình là một tác giả. Bà từng nhận giải thưởng American Book Award cho cuốn tiểu thuyết đầu tay "The Testing of Luther Albright" xuất bản năm 2005. 

Bà cũng là người sáng lập tổ chức chống bắt nạt Bystander Revolution.

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…