Tấn công khủng bố ở Vienna, 3 người thiệt mạng

Bộ trưởng Nội vụ Áo Karl Nehammer cho biết, 3 người thiệt mạng trong vụ tấn công bằng súng ở Vienna ngày 2/11. Ông cho rằng, kẻ khủng bố, đã bị tiêu diệt là người Hồi giáo và theo tư tưởng của IS.

Theo Karl Nehammer, kẻ khủng bố bị tiêu diệt đeo đai nổ tự sát. Thủ tướng Sebastian Kurz xác nhận, cơ quan cảnh sát coi sự cố là vụ tấn công khủng bố.

Trước đó, sáng sớm ngày 3/11/2020, Nehammer phát biểu với các phóng viên: “Hôm qua, chúng ta đã chứng kiến một vụ tấn công khủng bố, do một phần tử khủng bố người Hồi giáo thực hiện, một tình huống chưa từng thấy ở Áo trong nhiều thập kỷ”.

Phần tử khủng bố này đã nổ súng xảy ra tại sáu điểm khác nhau trong một quận đầu tiên của thành phố - Morzinplatz, Salzgris, Seitenstettengasse, Graben, Bauernmarkt và Fleischmarkt.

Phần tử khủng bố bị tiêu diệt ở Vienna

Truyền thông cho biết, 3 người, hai đàn ông và một phụ nữ thiệt mạng trong vụ tấn công tối ngày 2/11/2020, 15 người khác bị thương. Một số lượng lớn các video cuộc tấn công được đăng tải trên mạng xã hội. Cảnh sát Áo yêu cầu không chia sẻ bất kỳ thông tin nào lên mạng xã hội và đăng tải trên một đường link đặc biệt.

Trang Nehammer cho biết, các nhân chứng cung cấp cho cảnh sát hơn 20 nghìn video. Một số nguồn tin cho rằng, có một số kẻ tấn công, cảnh sát đang truy lùng đồng phạm. Các đơn vị cảnh sát và quân đội của thành phố đều được báo động và tham gia cuộc truy lùng. Khu vực tìm kiếm được mở rộng do những kẻ khủng bố và hỗ trợ khủng bố có thể đang tìm cách rời khỏi Vienna.

Hàng loạt vụ tấn công vào những địa điểm tôn giáo và linh mục diễn ra ở châu Âu sau bài phát biểu của Tổng thống Pháp E.Macron ngày 2/10, tuyên bố chống lại “chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan”, xóa bỏ “chủ nghĩa ly khai” và duy trì các giá trị tôn giáo, văn hóa và tự do châu Âu.

Người đồng cấp Áo, Thủ tướng Sebastian Kurz, cam kết chống lại tư tưởng Hồi giáo cực đoan sau khi 50 người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành cuộc hỗn chiến trong một nhà thờ ở Vienna.

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...