Tân tổng giám đốc Dara Khosrowshahi Uber là ai?

Trong một động thái đầy bất ngờ, Uber đã trao chức vị cao nhất công ty cho một người đàn ông không ai nghĩ đến: CEO Expedia Dara Khosrowshahi.
Tân tổng giám đốc Dara Khosrowshahi Uber là ai?

Nếu chấp nhận lời đề nghị này, ông sẽ dẫn dắt startup công nghệ giá trị nhất thế giới, được định giá hơn 60 tỷ USD. Đồng thời, đây cũng là nhiệm vụ không hề đơn giản khi phải đưa startup gọi xe trở lại quỹ đạo bình thường sau nhiều tháng trời tranh cãi và đấu đá nội bộ.

Vì sao Uber lại chọn ông Khosrowshahi? Ở tuổi 48, ông làm CEO Expedia được 12 năm. Expedia là công ty có trụ sở tại Washington, Mỹ, đồng nghĩa với sự nghiệp công nghệ của ông gắn liền với bức tranh công nghệ Seattle, không phải Silicon Valley. Dù cả hai khu vực đều là những tên tuổi lớn trong ngành, giữa chúng lại có sự cạnh tranh ngầm.

Ngoài CEO Amazon Jeff Bezos và vài lãnh đạo Microsoft, nhiều quan chức công nghệ Seattle không nổi danh bằng những người đồng chức tại Silicon Valley. Thực tế, sau nhiều tuần suy đoán và rò rỉ với những cái tên vàng cho vị trí CEO Uber như CEO HP Meg Whitman hay cựu CEO GE Jeff Immelt, tin ông Khosrowshahi được lựa chọn khiến nhiều nhà quan sát bị sốc.

Dù không phải một ngôi sao công nghệ, ông Khosrowshahi lại có thành tích vô cùng ấn tượng và đáng ngưỡng mộ trong suốt thời gian tại Expedia, đưa doanh thu công ty từ 2,1 tỷ USD năm 2005 lên 8,7 tỷ USD năm 2016. Ông biến Expedia trở thành một trong những đại lý du lịch trực tuyến lớn nhất ở Mỹ, sở hữu các trang như Hotels.com, Orbitz, Trivago, Homeaway, Travelocity cũng như các trang cho thuê xe, nghỉ mát…

Ông Khosrowshahi sinh tại Iran nhưng lớn lên tại Mỹ và là công dân Mỹ. Ông có bằng kỹ thuật điện của Đại học Brown. Theo hồ sơ LinkedIn, trước khi điều hành Expedia, ông là Giám đốc tài chính của IAC, tập đoàn truyền thông và Internet. IAC mua Expedia năm 2003 rồi trao cho Khosrowshahi năm 2005.

Không ngại lên tiếng

Trước đó, ông làm trong lĩnh vực tài chính, làm cho ngân hàng đầu tư Allen & Co trong 7 năm. Ông nổi tiếng với tư cách lãnh đạo và theo đánh giá trên trang tuyển dụng Glassdoor, tỷ lệ chấp thuận là 93%.

Ông cũng được biết đến với niềm tin mãnh liệt rằng công nghệ đang ăn thịt cả thế giới. Chẳng hạn, gần đây ông trở nên ám ảnh với tìm kiếm giọng nói và đang dùng một vài trợ lý ảo ở nhà. Ông tưởng tượng một ngày khi ai đó có thể đặt một cuốn sách du lịch chỉ bằng giọng nói.

Ông cũng không ngần ngại lên tiếng chống lại Tổng thống Mỹ Donald Trump, người thi hành chính sách nhập cư gây bất lợi cho ngành du lịch.

Tính cách không kiêng dè đối với chính trị của ông có lẽ không phải điều bất ngờ do ông còn là thành viên ban quản trị The New York Times Company, công ty truyền thông nắm trong tay Thời báo New York.

Du Lam (Theo BI)

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…