Thứ trưởng bị bắt vì nghi ngờ nhận hối lộ từ công ty Trung Quốc

Các công tố viên Tokyo đã bắt giữ nhà lập pháp đảng Dân chủ tự do Tsukasa Akimoto vào hôm nay (25/12) vì nghi ngờ nhận hối lộ từ một công ty Trung Quốc.
Thứ trưởng bị bắt vì nghi ngờ nhận hối lộ từ công ty Trung Quốc

Ông Tsukasa là thứ trưởng cấp cao trong Văn phòng Nội các Nhật Bản cho đến tháng 10/2018 và hiện là nhà giám sát chính sách của chính phủ trong việc mở sòng bạc, casino - như một phần trong kế hoạch kích thích du lịch và kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe. 

Đài truyền hình công cộng NHK đưa tin, ông Tsukasa Akimoto bị bắt giữ vì nghi ngờ nhận hối lộ từ một công ty Trung Quốc đang quan tâm đến việc thiết lập một sòng bạc tại Nhật Bản. 

Người phát ngôn chính của chính phủ Nhật Bản, Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga, cho biết ông không biết về vụ bắt giữ được báo cáo, nhưng muốn chuẩn bị để tiến hành các khu nghỉ dưỡng tích hợp càng nhanh càng tốt. Theo ý định của chính phủ, những sòng bạc có mặt tại các khu nghỉ dưỡng tích hợp có khả năng giúp củng cố nền kinh tế địa phương, du lịch và doanh thu thuế. 

Ông Kazuhiro Haraguchi, người đứng đầu các vấn đề quốc hội cho Đảng dân chủ đối lập vì nhân dân, nhận xét với Kyodo News: “Nếu một thứ trưởng trong văn phòng Nội các có thẩm quyền về các vấn đề mở rộng sòng bạc, sử dụng vị trí của mình để trục lợi, điều này chắc chắn sẽ gây phẫn nộ.” 

Vụ bắt giữ được NHK đưa tin đã thu hút sự chỉ trích từ các nhóm phản đối mở rộng phát triển sòng bài, casino. Một cuộc thăm dò ý kiến vào tháng 10 bởi kênh Jiji News cho thấy 57,9% phản đối các khu nghỉ dưỡng tích hợp và chỉ có 26,6% ủng hộ. 

Nguồn: Reuters

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...