Tiffany & Co kiện LVMH vì kéo dài thoả thuận mua bán trị giá 16 tỷ USD

LVMH đang yêu cầu tạm hoãn hoàn tất thoả thuận mua bán với Tiffany & Co cho đến năm 2021.
Tiffany & Co kiện LVMH vì kéo dài thoả thuận mua bán trị giá 16 tỷ USD

Tiffany & Co đã kiện LVMH sau khi tập đoàn hàng xa xỉ của Pháp này thông báo không thể hoàn tất thoả thuận mua bán trị giá 16 tỷ USD vì yêu cầu của chính phủ Pháp và tác động của đại dịch Covid-19. 

LVMH, dưới sự điều hành của tỷ phú Bernard Arnault, cho biết HĐQT của họ đã nhận được thư từ Bộ Ngoại giao Pháp, yêu cầu tập đoàn trì hoãn việc mua lại Tiffany & Co của Hoa Kỳ có đến 6/1/2021. Đây được cho là phản ứng của chính phủ Pháp trước lời đe doạ áp thuế bổ dung của Mỹ đối với sản phẩm từ Pháp. 

LVMH lập luận rằng, chính điều này đã khiến họ không thể đáp ứng thời hạn ban đầu - vào ngày 24/11 tới - để hoàn tất việc mua lại. Sự can thiệp của chính phủ Pháp đánh dấu bước ngoặt mới nhất trong nỗ lực kết hợp một số thương hiệu cao cấp nổi tiếng nhất trong thế giới thời trang. 

“Tôi chắc chắn rằng bạn sẽ hiểu sự tham gia cần thiết của chính phủ để bảo vệ lợi ích quốc gia,” Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian, viết cho chủ tịch LVMH Bernard Arnault trong một bức thứ vào ngày 31/8. 

“Thoả thuận này chưa thể xảy ra. Chúng tôi được yêu cầu tạm hoãn thoả thuận,” giám đốc tài chính của LVMH Jean Jacques Guiony nói với các phóng viên trong cuộc gọi hội nghị. 

Theo thông tin từ Bloomberg News, trích dẫn nguồn giấu tên cho biết, chính tỷ phú Arnault đã “nhờ cậy” chính phủ Pháp để rút khỏi thoả thuận với Tiffany nhưng giám đốc Guiony đã phủ nhận và khẳng định bức thư khiến LVMH thực sự bất ngờ. 

Một nguồn tin từ chính phủ Pháp chia sẻ, bức thư có “giá trị chính trị” và để cảnh báo LVMH trước những rủi ro khi theo đuổi thoả thuận - giống như việc Pháp đang phải tranh cãi với Hoa Kỳ về thuế quan thương mại. Tuy nhiên, bức thư chỉ mang tính chất tư vấn chứ không phải bắt buộc. 

Nhà Trắng không trả lời yêu cầu bình luận về sự can thiệp của chính phủ Pháp vào thoả thuận. Các nhà phân tích nghi ngờ về nỗ lực của Pháp trong việc sử dụng giá thầu của LVMH đối với Tiffany làm đòn bẩy hiệu quả trong tranh chấp thương mại với Hoa Kỳ. 

Suy thoái kinh tế bởi đại dịch cũng đã làm cho Tiffany trở nên kém hấp dẫn hơn đối với LVMH. Doanh thu toàn cầu của Tiffany đã giảm 29% xuống còn 747,1 triệu USD trong 3 tháng quý II - thấp hơn hẳn so với mong đợi 772 triệu USD. Hiện vẫn chưa rõ LVMH đang tìm cách để “thoát lui” khỏi thương vụ hay sử dụng những trở ngại này làm đòn bẩy cho việc thương lượng lại giá cả. Cho đến nay, Tiffany vẫn tích cực phản đối các nỗ lực mở lại đàm phán giá của LVMH. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?