Vượt qua Bill Gates, Bernard Arnault chính thức trở thành tỷ phú giàu thứ hai thế giới

Bernard Arnault - chủ tịch của Tập đoàn hàng xa xỉ LVMH hiện nắm giữ vị trí thứ hai trong danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới, vượt qua Bill Gates ở mức 0,1 tỷ USD.
Vượt qua Bill Gates, Bernard Arnault chính thức trở thành tỷ phú giàu thứ hai thế giới

Bernard Arnault - một nhân vật quyền lực trong thị trường thời trang và bán lẻ thế giới, là chủ tịch và CEO của LVMH Moet Hennessy (LVMH) - ngôi nhà của vô số các thương hiệu cao cấp nhất thế giới. Với mức tài sản ròng lên tới 107 tỷ USD trong thời gian gần đây, ông đã vượt qua Bill Gates (106,9 tỷ USD) để giữ vị trí thứ hai trong danh sách Những tỷ phú giàu nhất thế giới, đứng sau Jeff Bezos - “ông hoàng” Amazon nắm khối tài sản 112,3 tỷ USD. 

Tuy nhiên, theo Bloomberg, Bill Gates có lẽ vẫn sẽ giữ vị trí người đàn ông giàu nhất thế giới nếu không phải vì sự cống hiến từ thiện của nhà hảo tâm này. Cho đến nay, Bill Gates đã quyên góp hơn 35 tỷ USD cho Quỹ Bill&Melinda Gates. 

Và trong khi mức vốn hoá thị trường của LVMH mới chỉ ở khoảng 240 tỷ USD để so sánh với 1,1 nghìn tỷ USD của Microsoft, ông chủ đầy tham vọng của LVMH cũng đang có được thành công ngang tầm với các công ty công nghệ đứng đầu hiện nay. “Nếu đặt cạnh Microsoft, chúng tôi vẫn còn là nhỏ bé. Nhưng đây mới chỉ là sự khởi đầu,” ông Bernard nói trong một bài phỏng vấn với Forbes. 

LVMH sở hữu 79 thương hiệu và 60 công ty con bao gồm mọi mặt hàng xa xỉ từ thời trang, mỹ phẩm, đồng hồ, trang sức cho đến rượu vang và rượu mạnh. Kể từ 2008, LVMH đã thực hiện hơn 20 thương vụ mua lại các thương hiệu lớn và mới đây nhất là tin đồn  về đề nghị Tiffany & Co với mức giá 14,5 tỷ USD. 

Vượt qua Bill Gates, Bernard Arnault chính thức trở thành tỷ phú giàu thứ hai thế giới ảnh 1

Bernard Arnault không phải là người sáng lập ra tập đoàn, nhưng ông đã là người có công đưa LVMH trở thành một đế chế khổng lồ như hiện nay. Năm 1984, Bernard mua lại công ty mẹ của thương hiệu Christian Dior và dự tính mua lại phân phân khúc nước hoa của hãng mà LVMH đã mua trước đó. Trong bối cảnh nội bộ LVMH đang có nhiều xích mích, người đứng đầu của “LV” (Louis Vuitton) đã bắt tay cùng Bernard để “hất cẳng” người đứng đầu của “MH” (Moet Hennessy) ra khỏi công ty. Đến năm 1990, Bernard đã nắm quyền kiểm soát toàn bộ công ty và đưa nó trở thành một Tập đoàn đa ngành hàng đầu thế giới. Hiện tại, Bernard Arnault và gia đình nắm giữ 47% cổ phiếu của LVMH. 

Nguồn: Forbes, Esquire

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...