Tổng tiền gửi tại các ngân hàng Mỹ sụt giảm 76,2 tỷ USD trong tuần qua

Tổng số tiền gửi tại các ngân hàng Mỹ đã giảm tới 76,2 tỷ USD, cho thấy hệ thống tài chính vẫn còn khá mong manh kể từ sau diễn biến hỗn loạn vừa qua…
ngân hàng Mỹ

Tổng số tiền gửi tại các ngân hàng Mỹ đã giảm 76,2 tỷ USD trong tuần kết thúc vào ngày 12/4, theo dữ liệu được điều chỉnh của Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Sự sụt giảm chủ yếu là ở các tổ chức lớn và nước ngoài, nhưng các ngân hàng nhỏ và vừa cũng chịu các ảnh hưởng nhất định. 

Trong khi đó, hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đã tăng 13,8 tỷ USD vào cùng thời điểm, trên cơ sở điều chỉnh theo mùa. 

Những dữ liệu nói trên mang đến một bức tranh hỗn hợp. Tiền gửi ngân hàng giảm trở lại sau khi tăng vọt trong tuần đầu tháng. Trước đó vào tháng 3, người gửi tiền tại Mỹ đã nhanh chóng rút tiền khỏi các ngân hàng ngay sau sự sụp đổ của Silicon Valley và Signature. Hiện tổng tiền gửi tại ngân hàng ở Mỹ đang dưới mức thấp nhất kể từ tháng 7/2021.

Tuy nhiên, hoạt động cho vay lại tăng ở tuần thứ hai liên tiếp, dẫn đầu là cho vay mua nhà ở và tiêu dùng, được coi là tín hiệu cho thấy các điều kiện tín dụng đang dần ổn định.

Báo cáo của Fed, hay còn có tên gọi là H.8, cung cấp bảng cân đối kế toán tổng hợp ước tính hàng tuần cho tất cả các ngân hàng thương mại ở Mỹ. Các nhà kinh tế đang theo dõi chặt chẽ để đánh giá các điều kiện tín dụng sau tình hình hỗn loạn trong tháng 3.

“Tháng trước, lượng tiền gửi tại các ngân hàng nhỏ dường như đã ổn định, nhưng tình trạng tiền gửi chảy ra khỏi các ngân hàng lớn vẫn diễn ra trong quỹ đạo cả năm. Dữ liệu hệ thống ngân hàng mới nhất của Fed cho thấy môi trường ngân hàng hiện tại chủ yếu chịu hậu quả của việc thắt chặt tiền tệ, chứ không phải những thất bại ngân hàng gần đây", nhà kinh tế Stuart Paul nhận định. 

Cho vay là chìa khóa cho tăng trưởng kinh doanh và chi tiêu, và các tiêu chuẩn vay chặt chẽ hơn được dự đoán là một cơn gió ngược đối với nền kinh tế trong những tháng tới. Tuy nhiên, nó có thể giúp giảm nhanh lạm phát, theo khảo sát mới nhất của Bloomberg. 

Dữ liệu theo sau các báo cáo thu nhập của một số ngân hàng trong tuần nay đã chỉ ra rằng các ngân hàng khu vực dự kiến sẽ kiếm được ít lợi nhuận hơn từ hoạt động kinh doanh cho vay trong năm nay. KeyCorp và Fifth Third Bancorp nằm trong số những công ty cắt giảm triển vọng thu nhập lãi ròng, trong khi kỳ vọng tại Zions Bancorp thấp hơn dự kiến.

Trong khi đó, các nhà hoạch định chính sách dự kiến vẫn sẽ tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp tháng tới vì lạm phát vẫn còn ở mức quá cao.

25 ngân hàng lớn nhất của Mỹ chiếm gần 3/5 hoạt động cho vay, mặc dù tại một số lĩnh vực chủ chốt, bao gồm bất động sản thương mại, thì các ngân hàng nhỏ hơn là những nhà cung cấp tín dụng quan trọng nhất.

Trên tất cả các ngân hàng, tổng tài sản đã giảm khoảng 86 tỷ USD, dẫn đầu là các tổ chức lớn.

Điều quan trọng cần lưu ý là báo cáo H.8 của Fed tập trung vào toàn bộ ngân hàng thương mại. Khi tài sản được thoái vốn cho các tổ chức phi ngân hàng — như trong trường hợp của ngân hàng Signature — nó có thể thay đổi cục diện.

H.8 chủ yếu dựa trên dữ liệu được báo cáo hàng tuần từ khoảng 875 ngân hàng có điều lệ trong nước và các tổ chức có liên quan đến nước ngoài.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…