Trung bình các ngân hàng tại Mỹ lỗ 301 USD cho mỗi khoản vay thế chấp

Sự thắt chặt quá mức của thị trường nhà ở Mỹ đã khiến các ngân hàng ghi nhận lợi nhận âm lần đầu tiên cho các khoản vay thế chấp...

Trong một báo cáo gần đây, Hiệp hội ngân hàng thế chấp (MBA) cho biết rằng vào năm 2022, các ngân hàng thế chấp độc lập và các công ty con mảng thế chấp của các ngân hàng đặc quyền đã mất trung bình 301 USD cho mỗi khoản vay thế chấp mà họ tài trợ.

Điều này thể hiện mức giảm 113% so với thu nhập trung bình năm ngoái là 2.339 USD cho mỗi khoản vay thế chấp. Đây cũng là lần đầu tiên các ngân hàng công bố lợi nhuận âm khi tài trợ cho các khoản vay mua nhà kể từ khi MBA bắt đầu theo dõi lợi nhuận vào năm 2008.

Theo phân tích của MBA, chỉ 32% công ty hoạt động trong lĩnh vực cho vay thế chấp có lãi trong năm ngoái. Con số này đã giảm so với 98% những đơn vị đã kiếm được lợi nhuận chỉ hai năm trước đó trong thời kỳ bùng nổ nhà ở trong thời kỳ đại dịch.

Bà Marina Walsh, phó chủ tịch phân tích ngành của MBA cho biết nguyên nhân của tình trạng này phần lớn là do hoạt động nhà ở giảm. Lãi suất thế chấp dao động gần mức cao nhất trong 20 năm và nguồn cung nhà ở hạn chế khiến giá nhà tăng cao và kìm hãm những người mua tiềm năng.

Các ngân hàng Mỹ lần đầu tiên ghi nhận lỗ cho các khoản vay thế chấp mà họ tài trợ

Tổng doanh thu sản xuất trên cơ sở mỗi khoản vay là 10.322 USD vào năm 2022, giảm từ 11.003 USD/khoản vay vào năm 2021.

Trong khi đó, chi phí mà công ty phải trả cho một khoản vay lại tăng lên. Tổng chi phí (bao gồm tiền hoa hồng, bồi thường, thiết bị và các chi phí khác) cho một khoản vay tăng lên 10.624 USD vào năm 2022, tăng 1,2 lần so với năm trước. Do đó, trung bình các đơn vị cho vay thế chấp lỗ 301 USD cho mỗi khoản vay.

Cùng với công nghệ, bất động sản cũng là một lĩnh vực chứng kiến sự sa thải lớn thời gian vừa rồi. Tuy vậy, các công ty đã không thể cắt giảm chi phí đủ nhanh để bù đắp cho sự sụt giảm lớn về nhu cầu của thị trường. Tính trong năm 2022, năng suất của lĩnh vực này giảm xuống còn 1,5 khoản vay thành công cho mỗi nhân viên, giảm 40% so với năm 2021.

Bà Walsh cho biết: “Lãi suất thế chấp tăng nhanh trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, kết hợp với số lượng nhà ở tồn kho cực kỳ thấp và những thách thức về khả năng chi trả, có nghĩa là cả khối lượng mua và tái cấp vốn đều giảm mạnh. Lợi nhuận xuất sắc của hai năm trước đã tiêu tan vì sự hợp lưu của khối lượng giảm, doanh thu thấp hơn và chi phí cho mỗi khoản vay cao hơn".

Nhu cầu thế chấp đã chạm mức thấp nhất trong 25 năm vào tháng 10 năm ngoái khi lãi suất cho khoản vay cố định 30 năm lên tới 7%, đẩy nhiều người mua cũng như người bán tiềm năng vào thế khó.

Bà Walsh kết luận: “Không thể phủ nhận hoàn cảnh rất khó khăn mà các công ty thế chấp phải trải qua trong thời gian gần đây. MBA dự báo khối lượng thế chấp sẽ tiếp tục giảm vào năm 2023 trước khi phục hồi vào năm 2024 và 2025".

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…