Top 10 quốc gia có nhiều tỷ phú nhất thế giới quý 1/2024

Theo danh sách thống kê mới của Forbes, trong số 10 quốc gia có nhiều tỷ phú nhất thế giới, Mỹ vẫn “chễm chệ” ở vị trí đầu bảng, theo sau đó là Trung Quốc và Ấn Độ …

Top 10 quốc gia có nhiều tỷ phú nhất thế giới quý 1/2024

Theo tính toán của Forbes, đến hết quý 1/2024, danh sách tỷ phú thế giới là 2.781 người, với tổng giá trị lên tới 14,2 nghìn tỷ USD. Đây cũng là con số kỷ lục về cả số người và giá trị tổng tài sản từ trước tới nay.

Đồng thời, số lượng tỷ phú này đến từ 78 quốc gia, thay vì chỉ 77 quốc gia vào thời điểm cuối năm 2023.

Theo đó, Mỹ vẫn là quốc gia có nhiều tỷ phú nhất thế giới, với 813 người có tổng tài sản trị giá 5,7 nghìn tỷ USD, đều là những cột mốc kỷ lục mới. Tầng lớp tỷ phú của Mỹ hiện giàu hơn 1,2 nghìn tỷ USD so với năm ngoái, một phần nhờ vào 97 người mới gia nhập hoặc tái gia nhập hàng ngũ trong năm nay, với một số cái tên đáng chú ý bao gồm nữ ca sĩ Taylor Swift, huyền thoại bóng rổ Magic Johnson và Giám đốc điều hành OpenAI Sam Altman. Có 14 trong số 20 người giàu nhất thế giới là công dân Mỹ, trong đó có 8 người nằm trong Top 10.

Danh hiệu người giàu nhất thế giới một lần nữa gọi tên doanh nhân người Pháp Bernard Arnault, CEO của tập đoàn hàng xa xỉ LVMH, với khối tài sản ước tính khoảng 233 tỷ USD.

Trung Quốc là quốc gia có nhiều tỷ phú thứ 2 trên thế giới với 406 tỷ phú nắm trong tay 1,3 nghìn tỷ USD. Những con số này thấp hơn mốc 496 người với tổng tài sản là 1,67 nghìn tỷ USD của năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu là vì sụt giảm tài sản, cũng như sự chao đảo của thị trường chứng khoán đã khiến giới siêu giàu Trung Quốc mất đi hàng tỷ USD trong ba năm qua.

Ấn Độ, quốc gia đông dân nhất thế giới hiện đứng ở vị trí thứ 3 trong danh sách. Đất nước này ghi nhận tổng cộng 200 tỷ phú USD trong năm nay, trong đó có 25 là người mới. Tổng giá trị tài sản ròng của các tỷ phú Ấn Độ đã tăng hơn 40% từ 675 tỷ USD trong năm ngoái lên 954 tỷ USD cho đến nay. Hai công dân Ấn Độ được xếp hạng trong Top 20 tỷ phú thế giới là chủ tịch tập đoàn Reliance Industries Mukesh Ambani đứng ở vị trí thứ 9 và chủ tịch tập đoàn Adani Group Gautam Adani đứng ở vị trí thứ 17.

Giữ vị trí thứ 4 một lần nữa là Đức với 132 tỷ phú, nhiều hơn so với con số 126 người của năm ngoái và bổ sung thêm 59 tỷ USD vào tổng số tài sản. Một số doanh nhân mới tham gia vào danh sách gồm có Martin Klenk, Bastian Nominacher và Alexander Rinke, ba nhà đồng sáng lập của start-up kỳ lân Celonis có trụ sở tại Munich.

Nằm trong Top 5 quốc gia có nhiều tỷ phú nhất thế giới là Nga, tiếp tục chứng kiến sự phục hồi tài sản bất chấp tình hình chính trị hiện tại. Tổng số tỷ phú Nga đã tăng lên 120 trong năm nay, nhiều hơn 15 người so với năm ngoái và nhiều hơn 37 người so với năm 2022. Tổng tài sản của họ là 537 tỷ USD, tăng 217 tỷ USD so với năm 2022, thời điểm cuộc chiến Nga - Ukraine bắt đầu nổ ra và kèm theo đó là hàng loạt các lệnh trừng phạt từ Mỹ, Vương quốc Anh, Liên minh Châu Âu và nhiều quốc gia đồng minh khác.

Ngoài ra, một quốc gia mới duy nhất lọt vào danh sách năm nay là Luxembourg. Quốc gia châu Âu nhỏ bé này, được mệnh danh là thiên đường thuế, tự hào gọi công dân tỷ phú Michael Gans, chủ sở hữu của Supreme Group, một nhà cung cấp thực phẩm, nhiên liệu và hậu cần đặt trụ sở tại Hà Lan.

Trong khi đó, Uruguay đã trở lại bảng xếp hạng cùng với tỷ phú Andres Bzurovski Bay và Sergio Fogel, hai nhà đồng sáng lập công ty khởi nghiệp dLocal, những người đã bị loại khỏi danh sách vào năm 2023.

Dưới đây là những quốc gia và vùng lãnh thổ có nhiều công dân tỷ phú nhất thế giới (giá trị ròng tính đến ngày 8/3/2024)

1. Mỹ

Tổng số tỷ phú: 813 (so với 735 vào năm 2023) | Tổng giá trị tài sản ròng: 5,7 nghìn tỷ USD (so với 4,5 nghìn tỷ USD của năm 2023) | Người giàu nhất: Elon Musk, 195 tỷ USD.

2. Trung Quốc

Tổng số tỷ phú: 406 (so với 495 vào năm 2023) | Tổng giá trị tài sản ròng: 1,3 nghìn tỷ USD (so với 1,67 nghìn tỷ USD của năm 2023) | Người giàu nhất: Zhong Shanshan, 62,3 tỷ USD.

3. Ấn Độ

Tổng số tỷ phú: 200 (so với 169 vào năm 2023) | Tổng giá trị tài sản ròng: 954 tỷ USD (so với 675 tỷ USD của năm 2023) | Người giàu nhất: Mukesh Ambani, 116 tỷ USD.

4. Đức

Tổng số tỷ phú: 132 (so với 126 vào năm 2023) | Tổng giá trị tài sản ròng: 644 tỷ USD (so với 585 tỷ USD của năm 2023) | Người giàu nhất: Klaus-Michael Kuehne, 39,2 tỷ USD.

5. Nga

Tổng số tỷ phú: 120 (so với 105 vào năm 2023) | Tổng giá trị tài sản ròng: 537 tỷ USD (so với 474 tỷ USD của năm 2023) | Người giàu nhất: Vagit Alekperov, 28,6 tỷ USD.

6. Italy

Tổng số tỷ phú: 73 (so với 64 vào năm 2023) | Tổng giá trị tài sản ròng: 302 tỷ USD (so với 216 tỷ USD của năm 2023) | Người giàu nhất: Giovanni Ferrero, 43,8 tỷ USD.

7. Brazil

Tổng số tỷ phú: 69 (so với 51 vào năm 2023) | Tổng giá trị tài sản ròng: 231 tỷ USD (so với 160 tỷ USD của năm 2023) | Người giàu nhất: Eduardo Saverin, 28 tỷ USD.

8. Canada

Tổng số tỷ phú: 67 (so với 63 vào năm 2023) | Tổng giá trị tài sản ròng: 315 tỷ USD (so với 245 tỷ USD của năm 2023) | Người giàu nhất: David Thomson và gia đình, 67,8 tỷ USD.

9. Hồng Kông, Trung Quốc

Tổng số tỷ phú: 67 (so với 66 vào năm 2023) | Tổng giá trị tài sản ròng: 330 tỷ USD (so với 350 tỷ USD của năm 2023) | Người giàu nhất: Li Ka-shing, 37,3 tỷ USD.

10. Vương quốc Anh

Tổng số tỷ phú: 55 (so với 52 vào năm 2023) | Tổng giá trị tài sản ròng: 225 tỷ USD (so với 202 tỷ USD của năm 2023) | Người giàu nhất: Michael Platt, 18 tỷ USD.

Xem thêm

Tài sản ròng của nữ ca sĩ Taylor Swift hiện ở mức 1,1 tỷ USD

Taylor Swift chính thức gia nhập hàng ngũ tỷ phú USD

Bloomberg Billionaires Index cho biết tổng giá trị tài sản ròng của Taylor Swift đã được nâng lên mức 1,1 tỷ USD nhờ chuyến lưu diễn bùng nổ “The Eras Tour” đã giúp thúc đẩy nền kinh tế Mỹ thời gian vừa qua…

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…