Mumbai vượt Bắc Kinh để trở thành nơi có nhiều tỷ phú nhất châu Á

Theo danh sách theo dõi tỷ phú toàn cầu của Viện nghiên cứu Hurun, Mumbai hiện đã vượt qua Bắc Kinh để trở thành thủ đô có nhiều tỷ phú USD nhất châu Á…

Mumbai vượt Bắc Kinh để trở thành nơi có nhiều tỷ phú nhất châu Á

Đây là lần đầu tiên thành phố đông dân nhất Ấn Độ đứng vị trí đầu bảng ở châu Á. Quốc gia Nam Á này hiện là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới sau khi chứng kiến GDP tăng 8,4% trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 12/2023.

Vào tháng 12 năm ngoái, thị trường chứng khoán Ấn Độ đã vượt qua Hồng Kông để trở thành thị trường lớn thứ bảy trên thế giới và hiện được định giá hơn 4 nghìn tỷ USD, dữ liệu từ Refinitiv cho thấy.

Sau Mỹ, Ấn Độ có sự bổ sung mới lớn thứ hai với 84 thành viên mới trong danh sách siêu giàu.

Tại Ấn Độ, chủ tịch Reliance Industries Mukesh Ambani vẫn giữ vùng danh hiệu người đàn ông giàu nhất châu Á và giàu thứ 11 trên thế giới, với tổng tài sản ròng là 110 tỷ USD, theo chỉ số của Bloomberg.

Nhìn toàn cảnh ra thế giới, đứng đầu trong danh sách vẫn là thành phố New York với 119 tỷ phú, tiếp theo là London có 97 tỷ phú. Ở châu Á, Mumbai xếp thứ 3 với 92 tỷ phú và nối sát phía sau là Bắc Kinh (91 tỷ phú) và Thượng Hải (87 tỷ phú).

screenshot-2024-03-28-at-101611-3468.png

Báo cáo cho thấy, hiện có 3.279 tỷ phú trên toàn cầu, tăng 5% so với năm 2023.

Theo bảng xếp hạng từng quốc gia, Trung Quốc vẫn là vùng đất có nhiều tỷ phú USD nhất thế giới với tổng cộng 814 người, cho dù quốc gia này đã mất đi 155 tỷ phú so với năm trước. Mỹ đứng ở vị trí thứ hai với 800 tỷ phú trong khi Ấn Độ đứng thứ ba với 271 tỷ phú.

screenshot-2024-03-28-at-101630-1721.png

“Trung Quốc đã có một năm tồi tệ. Việc gây dựng của cải, tài sản ở Trung Quốc đã trải qua nhiều thay đổi sâu sắc trong vài năm qua, với sự sụt giảm tài sản của các tỷ phú từ bất động sản và năng lượng tái tạo”, công ty nghiên cứu lưu ý.

Zhong Shanshan, người sáng lập và chủ tịch của hãng nước đóng chai khổng lồ Nongfu Spring, vẫn là người giàu nhất Trung Quốc. Colin Huang, nhà sáng lập công ty thương mại điện tử Pinduoduo, đã vượt qua Giám đốc điều hành Tencent Ma Huateng và giành vị trí thứ hai trong năm nay.

Cũng theo Hurun, Mỹ – quốc gia đã bổ sung thêm 109 tỷ phú vào năm 2023 – chỉ ít hơn Trung Quốc 14 tỷ phú. Báo cáo cho thấy trí tuệ nhân tạo là động lực quan trọng cho sự gia tăng số người siêu giàu ở Mỹ.

“Trong khi CEO Nvidia Jensen Huang đã thu hút được nhiều sự chú ý khi công ty vượt qua mốc 2 nghìn tỷ USD, đưa ông vào Top 30 Hurun, thì các tỷ phú công nghệ khác của Microsoft, Google, Amazon, Oracle và Meta đều chứng kiến ​​sự gia tăng đáng kể khối tài sản khi các nhà đầu tư đặt cược vào tiềm năng giá trị do AI tạo ra”, báo cáo nhấn mạnh.

Hiện tại, chỉ số Tỷ phú của Bloomberg cho thấy nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos và Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk là hai tỷ phú hàng đầu ở Mỹ với giá trị tài sản ròng lần lượt là 201 tỷ USD và 190 tỷ USD.

Nữ nghệ sĩ Taylor Swift cũng lần đầu tiên gia nhập danh sách của Hurun Research với khối tài sản chạm mức 1,2 tỷ USD sau khi cô bắt đầu tour lưu diễn toàn cầu “The Eras Tour” vào tháng 3 năm ngoái.

“Hơn một nửa tài sản của Taylor Swift đến từ tiền bản quyền và tour lưu diễn, bao gồm 190 triệu USD ngay từ chặng đầu tiên của “The Eras Tour” và 35 triệu USD từ bộ phim tài liệu về concert. Phần còn lại được thúc đẩy nhờ giá trị danh mục âm nhạc của cô ấy, đặc biệt là sau sáu album đầu tay của Taylor Swift được bán cho Shamrock Capital với giá 300 triệu USD vào năm 2020,” báo cáo cho biết.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

"Trump 2.0": Những cú "quay xe" bất ngờ

"Trump 2.0": Những cú "quay xe" bất ngờ

Chuẩn bị quay lại Nhà trắng lần thứ 2, ông Trump vẫn giữ những quan điểm cứng rắn: Tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, trục xuất di dân... Nhưng ở một số lĩnh vực, Trump 2.0 có thể sẽ rất khác so với Trump 1.0.

Cuộc đua sở hữu siêu du thuyền xa xỉ của các tỷ phú công nghệ

Cuộc đua sở hữu siêu du thuyền xa xỉ của các tỷ phú công nghệ

Sở hữu siêu du thuyền không chỉ là một thú chơi xa xỉ mà còn là biểu tượng của quyền lực và đẳng cấp trong giới siêu giàu công nghệ. Từ Jeff Bezos, Mark Zuckerberg cho đến Larry Ellison, họ đều không ngại ngần đầu tư hàng trăm triệu USD cho những “cung điện” trên biển của mình…

Bộ Tư pháp Mỹ muốn Google "chia tay" trình duyệt Chrome

Bộ Tư pháp Mỹ muốn Google "chia tay" trình duyệt Chrome

Bộ Tư pháp Mỹ đang yêu cầu Google bán trình duyệt Chrome để giải quyết các cáo buộc độc quyền trên thị trường tìm kiếm và quảng cáo. Đây được xem là động thái gay gắt từ chính quyền Biden trong nỗ lực kiềm chế các tập đoàn công nghệ lớn…

Kinh tế Đức tiếp tục đối mặt với suy thoái

Kinh tế Đức tiếp tục đối mặt với suy thoái

Tăng trưởng kinh tế Đức được dự báo sẽ tụt hậu hơn so với mặt bằng chung của khu vực đồng Euro trong năm nay, đánh dấu năm thứ hai liên tiếp đối mặt với suy thoái. Bên cạnh đó, tình trạng nghèo đói ở người cao tuổi cũng đang gia tăng ở mức đáng báo động…

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu toàn cầu đang dần hạ nhiệt khi sản lượng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong mùa vụ 2024-2025. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này vẫn đối mặt với vô số thách thức lớn từ biến đổi khí hậu, vì vậy cần có sự chuyển đổi sâu rộng để đảm bảo tăng trưởng bền vững…

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…