Triều Tiên công bố video phóng tên lửa đạn đạo từ đường sắt

Ngay sau khi Hàn Quốc tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, truyền hình trung ương Triều Tiên công bố video vụ phóng hai tên lửa đạn đạo KN-23 từ một đoàn tàu hàng đường sắt.

Video cho thấy, CHDCND Triều Tiên đã làm chủ một công nghệ mà cho đến nay chỉ Liên Xô trước đây, và Nga ngày nay, sở hữu. Đó là đoàn tàu hỏa mang tiên lửa (Mỹ từ bỏ việc phát triển "tàu hỏa tên lửa" do chi phí cao và tính phức tạp của dự án).

Từ video cho thấy đây là công nghệ đã cũ, quân đội Triều Tiên vẫn chưa làm chủ được công nghệ phóng tên lửa từ ống phóng. Do đó, bệ phóng được ngụy trang như một toa chở hàng, khi phóng không chỉ phải mở nóc toa mà cả các vách bên cạnh toa tàu, để tạo hướng thoát cho luồng phóng của động cơ tên lửa.

Ngoài ra cũng không có thiết bị nào trên "tàu hỏa tên lửa" để chuyển hướng các dây điện trên cao sang một bên nhằm tránh hủy hoại đường dây điện.

Triều Tiên thử nghiệm phóng tên lửa đạn đạo từ tàu vận tải hàng hóa.

Các chuyên gia cho rằng đây là một bước đột phá, một vũ khí đe dọa thật sự của Bình Nhưỡng đối với Seoul, do không thể xác định được vị trí phóng của những đoàn tàu này.

Căn cứ tên lửa có thể là bất kỳ nhà máy hoặc nhà kho nào có đường ray tiếp cận. Mỗi chuyến tàu hàng đều trở thành mục tiêu nghi binh và bất cứ toa tàu nào cũng có thể là toa tàu mang tên lửa đạn đạo. Nếu Hàn Quốc muốn tấn công phủ đầu CHDCND Triều Tiên để ngăn chặn phóng tên lửa hạt nhân, sẽ phải phá hủy tất cả các đầu máy diesel và cả đầu máy hơi nước, cất giữ trong kho dự trữ. Điều đó đơn giản là không thể.

Phần lớn lãnh thổ của Triều Tiên được bao phủ bởi núi cao, trong các hầm xe lửa bằng đá không thể phát hiện được "tàu hỏa tên lửa" từ máy bay hay vệ tinh.

Về cơ bản, tàu hỏa mang tên lửa của Triều Tiên có tất cả những ưu điểm của đoàn tàu hỏa chiến lược BZHRK "Molodets" của Liên Xô (chế tạo ở trình độ công nghệ cao hơn và trang bị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, hiện đã được Nga nâng cấp lên công nghệ hiện đại nhất).

KN-23 là tên lửa đạn đạo tầm ngắn (tương tự như Tochka của Nga) có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tới hầu hết các mục tiêu ở Hàn Quốc - bao gồm cả căn cứ quân sự Mỹ ở Pyhentek. Năm 2019, Bình Nhưỡng thông báo tiến hành 3 vụ thử tên lửa thành công.

Theo dữ liệu từ các nguồn mở, tầm bay của KN-23 là 400 km, đầu đạn nặng 500 kg. Nhìn bề ngoài, tên lửa rất giống với tên lửa đạn đạo Iskander OTRK của Nga, nhưng thiết kế kỹ thuật hoàn toàn khác.

Mặc dù vậy, với những đoàn tàu và tên lửa này, ý đồ sử dụng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn xuyên hầm ngầm đánh phủ đầu của Hàn Quốc (với Triều Tiên) đã mất đi giá trị thực tế.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...