Triều Tiên "quay ngoắt 180 độ", chỉ trích Hàn Quốc "thiếu năng lực"

Theo hãng tin Reuters, người đứng đầu Ủy ban đàm phán thống nhất Triều Tiên đã gọi chính phủ Hàn Quốc là “yếu kém và thiếu năng lực”, đồng thời chỉ trích cuộc diễn tập trên không của Mỹ- Hàn và đe dọa
Triều Tiên "quay ngoắt 180 độ", chỉ trích Hàn Quốc "thiếu năng lực"

Ông Ri Son-gwon, người đứng đầu Ủy ban Thống nhất Hòa bình Triều Tiên.

Ông Ri Son-gwon, Chủ tịch Ủy ban Thống nhất Hòa bình Triều Tiên mới đây đã đưa ra những tuyên bố mạnh bạo, đánh dấu sự thay đổi giọng điệu bất ngờ của Triều Tiên sau nhiều tháng khẳng định muốn xoa dịu căng thẳng cũng như đề xuất kế hoạch phi hạt nhân hóa và chuẩn bị có cuộc họp thượng đỉnh với Mỹ.

Cụ thể, ông Ri chỉ trích Hàn Quốc tham gia vào cuộc diễn tập quân sự với Mỹ và cho phép “thành phần cặn bã” phát biểu tại Quốc hội nước này. “Trừ phi những vấn đề dẫn đến việc các cuộc đàm phán giữa hai bên bị hủy bỏ được giải quyết, Triều Tiên sẽ rất khó có khả năng đối diện với chính quyền hiện tại của Hàn Quốc”, tuyên bố của ông Ri cho biết.

Vào ngày 16/5, Triều Tiên cho biết họ có thể sẽ rút lui khỏi cuộc gặp mặt giữa lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 12/6 tới tại Singapore, nếu Mỹ tiếp tục yêu cầu nước này đơn phương từ bỏ kho vũ khí hạt nhân mà họ đã phát triển bất chấp các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.

Một quan chức Hàn Quốc cho biết chính phủ nước này có ý định chủ động “đóng vai trò hòa giải” bất đồng giữa Mỹ và Triều Tiên. Tuy nhiên, tuyên bố của ông Ri đang khiến tình hình Triều Tiên lại trở nên phức tạp.

“Vào lúc này, chính quyền Hàn Quốc hiện tại đã chứng minh một cách rõ ràng rằng họ là một nhóm người thiếu năng lực, không hiểu rõ được tình hình cơ bản hiện tại”, tuyên bố của ông Ri nói.

Tuyên bố của phía Triều Tiên không nêu rõ tên của “thành phần cặn bã”. Nhiều khả năng Triều Tiên ám chỉ ông Thae Yong-ho, một nhà ngoại giao Triều Tiên cũ đã chạy trốn sang Hàn Quốc vào năm 2016.

Ông Thae đã tổ chức một cuộc họp báo tại Quốc hội Hàn Quốc vào ngày 14/5 để quảng bá cuốn hồi ký của mình. Được biết trong cuốn sách này, ông Thae mô tả lãnh đạo Kim Jong-un là người “thiếu kiên nhẫn, bốc đồng và hung dữ”.

Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha mới đây đã phát biểu trước Quốc hội rằng Triều Tiên và Mỹ có những bất đồng về cách thức tiến hành phi hạt nhân hóa. Ông Trump cũng thừa nhận rằng ông không rõ liệu cuộc gặp mặt có thể diễn ra hay không.

“Thực tế đang có những bất đồng quan điểm giữa Triều Tiên về các biện pháp để phi hạt nhân hóa Triều Tiên”, bà Kang phát biểu. Khi được hỏi rằng liệu bà có tin ông Kim Jong-un hay không, bà trả lời đơn giản: “Có”.

Trước mắt, ông Trump sẽ có cuộc trao đổi với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Nhà Trắng vào ngày 22/5 tới. Một quan chức Hàn Quốc cho biết họ sẽ cố gắng truyền tải những gì họ biết về quan điểm và thái độ của Triều Tiên và cũng sẽ nêu rõ quan điểm của Mỹ tới Triều Tiên, qua đó giúp hai bên xích lại gần nhau hơn.

Nếu cuộc gặp mặt Trump – Kim bị hủy bỏ, đó sẽ là đòn đánh mạnh đối với chính quyền Tổng thống Trump. Căng thẳng trong vấn đề Triều Tiên diễn ra cùng lúc ông tuyên bố Mỹ rút lui khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran khiến ông gặp phải sự chỉ trích từ nhiều phía, và việc Mỹ mở cửa Đại sứ quán ở Jerusalem đã khiến bạo lực ở biên giới Israel và Dải Gaza bùng phát.

Theo Infonet

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...