Triều Tiên trưng bày tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm

Triều Tiên đã trình diễn tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) mới nhất tại Lễ duyệt binh tối ngày 14/1 tại Bình Nhưỡng, chào mừng Đại hội lần thứ 8 của Đảng Công nhân Triều Tiên (WPK).

Triều Tiên đã tiến hành một cuộc duyệt binh hoành tráng tại Quảng trường Kim Nhật Thành vào tối ngày 14/1, chào mừng Đại hội lần thứ 8 của Đảng Công nhân Triều Tiên.

Kim Jong Un, Tổng bí thư Đảng Công nhân Triều Tiên (WPK), Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề Nhà nước (SAC), Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, cùng các lãnh đạo cao cấp của Đảng, chính quyền và quân đội, các thành viên cơ quan lãnh đạo trung ương Đảng khóa 8 và các sĩ quan chỉ huy cao cấp đã dự lễ duyệt binh.

Được mời đến lễ đài quan khán còn có hầu hết các cán bộ công tác lâu năm trong Đảng, chính phủ và quân đội. Dẫn đầu cuộc diễu hành là xe chỉ huy của nguyên soái Pak Jong Chon. Theo sau là các khối diễu hành, đại diện cho các quân binh chủng của quân đội Triều Tiên với nhiều trang thiết bị, vũ khí hiện đại.

Theo hãng thông tấn KCNA: “Lần đầu tiên, vũ khí mạnh nhất thế giới, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm được tham gia diễu hành trên quảng trường Kim Nhật Thành, thể hiện sức mạnh của các lực lượng vũ trang cách mạng Triều Tiên”.

Trong vài năm qua, Triều Tiên đã phóng thử một số tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm SLBM từ dưới nước, các nhà phân tích cho biết Bình Nhưỡng đang phát triển một tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo này. Các bức ảnh được truyền thông nhà nước công bố cho thấy SLBM được dán nhãn tên là Pukguksong-5, đánh dấu sự nâng cấp so với Pukguksong-4, được công bố tại cuộc duyệt binh lớn vào tháng 10.

"Tên lửa mới chắc chắn trông dài hơn" - Michael Duitsman, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến Vũ khí (CNS) James Martin có trụ sở tại California trên tài khoản Twitter của mình cho biết.

Leif-Eric Easley, giáo sư tại Đại học Ewha ở Seoul, cho biết cuộc duyệt binh không nhằm mục đích khiêu khích mà là một dấu hiệu đáng lo ngại về những ưu tiên của Bình Nhưỡng.

Ông nói: “Nền kinh tế đang bị căng thẳng nghiêm trọng do đại dịch đóng cửa biên giới, quản lý chính sách yếu kém và các lệnh trừng phạt quốc tế". Nhưng ông Kim Jong Un quyết định dành nguồn lực khan hiếm cho sự phát triển chính trị - quân sự khác".

Triều Tiên duyệt binh mừng đại hội Đảng lần thứ 8

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…