Trung Quốc "cắt" nguồn đất hiếm, Hoa Kỳ "sống" sao?

Nguồn tiêu thụ các hợp chất và kim loại đất hiếm của Hoa Kỳ phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu với con số 160 triệu USD chỉ riêng 2018, và 80% trong đó là từ Trung Quốc.
Trung Quốc "cắt" nguồn đất hiếm, Hoa Kỳ "sống" sao?

Lời đe doạ của Trung Quốc đối với việc hạn chế xuất khẩu khoáng sản đất hiếm sang Mỹ có thể sẽ xoay chuyển tình thế trong cuộc chiến thương mại leo thang khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tiếp tục chạy đua.

Tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Hoa đã cảnh báo rõ ràng với Hoa Kỳ vào thứ Tư rằng Trung Quốc sẽ cắt nguồn xuất khẩu khoáng sản đất hiếm như một biện pháp đối phó với chính quyền Donald Trump trong cuộc chiến thương mại.

Khoáng vật đất hiếm là một bộ bao gồm 17 nguyên tố như cerium, europium, lutetium… có thể khai thác trong lớp vỏ trái đất. Chúng thường được sử dụng trong động cơ xe hơi, thiết bị điện tử, lọc dầu, làm sạch động cơ diesel và thậm chí là nhiều công cụ laser và radar mà Hoa Kỳ cần cho hệ thống an ninh quốc gia. Khoảng 35% trữ lượng đất hiếm toàn cầu nằm ở Trung Quốc, nhiều nhất trên thế giới.

Đồng thời, Trung Quốc cũng được biết đến như một “cỗ máy khai thác” sản xuất 120.000 tấn tương đương 70% tổng số đất hiếm trong năm 2018, theo khảo sát địa chất Hoa Kỳ. Nếu đem lên bàn cân so sánh, Hoa Kỳ chỉ khai thác được 15.000 tấn và có tổng trữ lượng 1,4 triệu tấn, kém hẳn so với mức 44 triệu tấn của Trung Quốc.

Nguồn tiêu thụ các hợp chất và kim loại chính của Hoa Kỳ phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu với 80% là từ Trung Quốc. 20% còn lại từ các quốc gia khác cung cấp như Estonia (6%), Pháp (3%) và Nhật Bản (3%) nhưng phần lớn nguyên liệu của họ cũng đều có nguồn gốc từ tinh quặng khoáng và các chất hoá học được sản xuất tại Trung Quốc, theo Hui Shan – nhà phân tích hàng hoá tại Goldman Sachs.

Một ví dụ điển hình được nêu ra là yếu tố lanthanum. “Công nghiệp thuỷ tinh là ngành tiêu thụ đất hiếm lớn nhất hiện nay. Lanthanum chiếm tới 50% ống kính máy ảnh kỹ thuật số, trong đó bao gồm máy ảnh trên điện thoại di động”, ông Michael Widmer – chiến lược gia kim loại tại Bank of America Merrill Lynch cho biết. “Những chiếc xe hybrid cần tới một lượng lanthanum đáng kể trong pin, với 10-15kg cho mỗi xe.”

“Sự phụ thuộc của Mỹ đối với nguồn cung khoáng sản đất hiểm có thể cao hơn những con số dữ liệu phân tích được công bố trên bề nổi”, ông Shan nói trong một ghi chú hôm thứ Tư. Và theo đó, mối đe doạ này của Trung Quốc sẽ gây tổn hại tới nhiều ngành công nghiệp thiết bị công nghệ cao, tự động hoá, năng lượng sạch và quốc phòng. Đặc biệt, Hoa Kỳ cần tới các vật liệu đất hiếm cho hệ thống phòng thủ quốc gia để sử dụng cho động cơ phản lực, dẫn đường tên lửa, hệ thống quan sát ban đêm, sonar, radar, và kể cả hợp kim cho xe bọc thép.

 Theo CNBC

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…