Trung Quốc khai trương cầu vượt biển dài nhất thế giới

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 23/10 đã chính thức khai trương cây cầu vượt biển lớn nhất thế giới nối từ Hồng Kông đến thành phố Chu Hải ở Trung Quốc đại lục và tới Macau.
Trung Quốc khai trương cầu vượt biển dài nhất thế giới

Ảnh: Getty/BBC

Ông Tập Cận Bình đã dự lễ khai trương cầu diễn ra ở Chu Hải, cùng với lãnh đạo của hai vùng lãnh thổ Hồng Kông và Macau. Theo dự kiến, sau lễ khai trương, cây cầu sẽ chính thức thông xe vào ngày 24/10.

Cây cầu đặc biệt này được thiết kế để có thể chống chọi với động đất và những trận bão biển lớn, được xây bằng 400.000 tấn thép - lượng thép đủ để xây 60 tháp Effeil của Pháp.

Cây cầu có khoảng 30 km chiều dài đi qua vùng biển ở đồng bằng sông Châu của Trung Quốc. Để tàu bè có thể đi qua, một đoạn dài 6,7 km ở phần giữa của cây cầu được xây ngầm trong một đường hầm dưới biển nằm giữa hai hòn đảo nhân tạo.

Cây cầu vượt biển này đã phải mất đến 9 năm xây dựng và trong quá trình thi công, dự án đã có nhiều lần bị hoãn. Tính cả đường dẫn vào cầu, cây cầu có tổng chiều dài 55 km. Chi phí xây dựng cây cầu lên tới khoảng 20 tỷ USD. 

Trước đây, việc di chuyển giữa Chu Hải và Hồng Kông có thể mất tới 4 giờ đồng hồ, nhưng với cây cầu mới này, thời gian di chuyển chỉ còn 30 phút.

Tuy nhiên, không phải xe cộ nào cũng có thể đi qua cây cầu này, mà phải xin một giấy phép đặc biệt được cấp theo hệ thống hạn ngạch. Xe cộ qua cầu sẽ phải trả phí.

Nhà chức trách ban đầu ước tính sẽ có khoảng 92.00 xe cộ vượt cầu mỗi ngày. Tuy nhiên, sau đó, con số dự báo được giảm xuống do có nhiều hệ thống giao thông mới được xây dựng trong khu vực.

Trong quá trình xây dựng, dự án cây cầu này đã vấp phải nhiều sự chỉ trích về vấn đề an toàn lao động. Theo nhà chức trách, đã có ít nhất 18 công nhân thiệt mạng trong quá trình xây cầu, chưa kể hàng trăm người khác bị thương.

Ngoài ra, các nhà bảo vệ môi trường cũng lo ngại dự án gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của các loài sinh vật biển trong khu vực, bao gồm loại cá heo trắng Trung Quốc đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Bên cạnh đó, hiệu quả kinh tế của cây cầu cũng là một vấn đề. Theo ước tính của BBC, cây cầu sẽ chỉ mang về khoảng 86 triệu USD tiền phí mỗi năm. Trong khi đó, chi phí bảo dưỡng cầu đã tiêu tốn khoảng 1/3 số tiền này.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...