Trước khi ông Biden làm chủ Nhà Trắng: Mỹ trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì S-400

Một năm rưỡi sau khi Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không S-400 của Nga, gây ra những rạn nứt sâu sắc trong liên minh NATO do lo ngại Nga có thể thu được thông tin tình báo về NATO và F-35, Mỹ quyết định trừng phạt Ankara.

Đây sẽ là hành động gây hậu quả đáng kể và bất ngờ nhất trong nhiệm kỳ tổng thống Trump, diễn ra chỉ vài tuần trước khi Tổng thống đắc cử Biden bước vào Nhà Trắng, kết quả của áp lực lớn từ lưỡng Đảng Quốc hội, yêu cầu Trump phải nhanh chóng hành động.

Quyết định trừng phạt được đưa ra sau một thời gian dài bị chỉ trích vì đã "nhìn theo hướng khác" đối với hành vi gây tổn hại nghiêm trọng cho lợi ích và an ninh Mỹ của Thổ Nhĩ Kỳ, được cho là do "mối quan hệ đặc biệt" của ông Trump và ông Erdogan. Hơn nữa, Biden hứa sẽ "cứng rắn" với Erdogan, điều này chắc chắn làm gia tăng áp lực.

Các biện pháp trừng phạt của Bộ Tài chính Mỹ mới được công bố nhắm vào cơ quan mua sắm quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ. Các biện pháp trừng phạt bao gồm chủ tịch Ismail Demir và các quan chức cao cấp của cơ quan này. Đồng thời với lệnh trừng phạt cấm xuất khẩu và hạn chế về thị thực.

"Các biện pháp trừng phạt cấm Cơ quan mua sắm Thổ Nhĩ Kỳ nhận được các khoản vay từ những tổ chức và cơ quan tài chính quốc tế, trong đó có Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ" - Bloomberg nhấn mạnh về những biện pháp trừng phạt mới được công bố nhằm chống lại quốc gia thành viên NATO, có quân đội lớn thứ hai sau Mỹ.

Cách đây vài ngày, trong bối cảnh các thông tin cho biết về những lệnh trừng phạt sắp được áp dụng, Erdogan gọi bất kỳ kế hoạch trừng phạt tiềm năng nào là sự "thiếu tôn trọng" sâu sắc, sẽ gây ra tác hại sâu rộng trong mối quan hệ giữa hai quốc gia.

Ngày 12/12, Tổng thống Erdogan nói: "Tôi không biết điều này sẽ dẫn đến đâu khi Trump ra đi, nhưng trong thời kỳ 4 năm cầm quyền của ông Trump, tôi không gặp bất kỳ vấn đề nào trong việc giao tiếp với chính phủ Mỹ".

 “Đối với việc Mỹ đứng dậy và đối đầu với Thổ Nhĩ Kỳ bằng Luật Chống lại kẻ thù của Mỹ thông qua Đạo luật trừng phạt (CAATSA) là không tôn trọng một đối tác rất quan trọng của NATO” - Erdogan nói thêm, đề cập đến Đạo luật Chống kẻ thù của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt cứng rắn.

Nga nhanh chóng phản ứng ngay sau thông báo của Bộ Tài chính Mỹ, Ngoại trưởng Sergey Lavrov gọi các biện pháp trừng phạt là "bất hợp pháp". Ông nói rằng, điều đó cho thấy "sự kiêu ngạo và coi thường của Mỹ đối với luật pháp quốc tế".

Về phần mình, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ "trả đũa nếu cần" nhưng không cung cấp thêm chi tiết.

Tổng thống Erdogan trong những bình luận trước đó dự đoán hành động của Mỹ đối với S-400 sẽ giải quyết mối quan hệ trong tương lai với ông chủ Nhà Trắng Biden. Ông nói: “Ông ấy là người hiểu tôi rất rõ. Và tôi biết ông ấy rất rõ”, "nhưng ông ấy đơn giản đã bỏ qua điều đó, khi trong cuộc vận động tranh cử gọi tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là “kẻ chuyên quyền ”.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…