Trưởng Văn phòng VACOD tại TP.HCM: “Nhiệm vụ của tôi là kết nối để tạo ra giá trị thiết thực cho hội viên”

Là một trong những hội viên trẻ của VACOD nhưng với sự năng động, quyết liệt, xông xáo trong các hoạt động mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, bà Lê Thúy Nga, Tổng GĐ Trung tâm Y sinh học HelenCare, đã được bổ nhiệm làm Trưởng đại diện VACOD tại TP.HCM.
Bà Lê Thúy Nga, Trưởng đại diện VACOD tại TP.HCM
Bà Lê Thúy Nga, Trưởng đại diện VACOD tại TP.HCM

Nhân dịp Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD) tổ chức hoạt động thường niên Giao lưu Doanh nhân ba miền Bắc – Trung – Nam 2020, Thương Gia đã có cuộc trò chuyện với bà về một số định hướng của VACOD tại TP.HCM trong thời gian tới, cũng như một số hoạt động của HelenCare với sứ mệnh chăm sóc sức khỏe doanh nhân. 

Hiểu rõ nhu cầu của từng hội viên để kết nối

- Trước hết, xin chúc mừng bà khi được VACOD bổ nhiệm làm Trưởng đại diện VACOD tại TP.HCM. Cảm nghĩ của bà khi nhận nhiệm vụ này là như thế nào? 

- Tôi tham gia khá nhiều hội, hiệp hội nhưng VACOD để lại rất nhiều ấn tượng, bởi hiệp hội là nơi tập trung của rất nhiều anh, chị là Chủ tịch, Tổng giám đốc các Tổng công ty nhà nước, các công ty có quy mô lớn với doanh thu hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm.

Điều làm tôi ấn tượng đó chính là mặc dù các anh, chị hơn mình cả một thế hệ nhưng lại rất gần gũi, nhiệt tình chia sẻ những kinh nghiệm. Tôi luôn nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ để kế thừa kinh nghiệm từ các anh, chị kể từ khi tham gia sinh hoạt tại VACOD. 

Tôi cũng có nhiều băn khoăn khi nhận nhiệm vụ này do mình còn khá trẻ, không biết mình nói mọi người có lắng nghe hay không (cười) nhưng bản tính của tôi luôn thích những điều mới mẻ, càng thử thách thì tôi lại càng thao thức, có động lực để vượt qua.

Tôi cũng là người luôn suy nghĩ theo hướng tích cực, rằng việc gì khó thì mình phải nghĩ cách để làm. Khi có niềm tin thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn. 

- Theo chị, khó khăn nhất khi làm công tác hiệp hội là gì? 

- Đối với người làm công tác hội thì điều quan trọng nhất là mình phải có thời gian, phải có hiểu biết về hội và đặc biệt là khả năng kết nối. Đối với các hội viên, mình phải trả lời cho được câu hỏi: Những lợi ích khi vào hội, hay nói một cách khác là mình phải tạo được giá trị gì cho các hội viên

Chẳng han, khi tham khảo công tác tổ chức hoạt động một số hội, hiệp hội về công tác phát triển hội viên, nhiều ý kiến cho rằng nên giảm hội phí để khuyến khích nhiều hội viên tham gia nhưng quan điểm của tôi là không giảm hội phí mà tăng lợi ích.

Bà Lê Thúy Nga tại sự kiện ra mắt và công bố chương trình hành động 2020 - 2021 của VACOD tại TP.HCM
Bà Lê Thúy Nga tại sự kiện ra mắt và công bố chương trình hành động 2020 - 2021 của VACOD tại TP.HCM

Tôi cho rằng, mỗi người, mỗi tổ chức khi tham gia vào hiệp hội đều hướng đến những lợi ích về kinh tế, lợi ích về tinh thần và lợi ích về cộng đồng. Có những người vào hội chỉ để tìm một nơi để có thể kết nối, sinh hoạt cộng đồng nhưng theo tôi, lợi ích về kinh tế là giá trị cốt lõi nhất đối với hầu hết các hội viên. Tất cả đều mong muốn vào hội để mở rộng quan hệ, kết nối giao thương, mở rộng mạng lưới, mở rộng thị trường, phát triển kinh doanh tốt hơn…  

Tôi đánh giá VACOD tại TP.HCM và khu vực phía Nam còn rất nhiều dư địa để phát triển bởi đây là một trong những khu vực có hoạt động kinh tế phát triển bậc nhất cả nước, nơi tập hợp một lực lượng đông đảo các doanh nghiệp phát triển hàng tiêu dùng và các ngành nghề bổ trợ liên quan. Một khi đã kết nối và tạo ra được mạng lưới liên kết, bổ trợ lẫn nhau thì giá trị về kinh tế mang lại cho các hội viên là rất lớn và tiềm năng. 

- Nhưng làm sao để kết nối lại là câu chuyện không hề đơn giản, thưa bà? 

- Đã làm kinh doanh, ai cũng có nhu cầu kết nối, tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường nhưng tại sao lại chưa làm được? Theo tôi, quan trọng là chúng ta phải tìm ra “điểm gắn kết” là cái gì từ đó mới có thể kết nối thành công. 

Hiện nay, VACOD tại TP.HCM rất nhiều hội viên hoạt động ở các lĩnh vực phát triển hàng tiêu dùng, bán lẻ, logistics, công nghệ thông tin… và ngay bản thân tôi là ngành chăm sóc sức khỏe. Thông thường, mọi người thường khó tìm được điểm chung, nghĩ rằng mỗi doanh nghiệp chẳng hề liên quan đến nhau, nhưng thật ra vẫn có những điểm gắn kết và nhiệm vụ của chúng tôi là cá nhân hóa nhu cầu của từng hội viên để kết nối, tạo ra giá trị cho nhau. 

Tôi lấy ví dụ, trong VACOD có đơn vị chuyên về siêu thị, bán lẻ thì chúng tôi sẽ tập hợp tất cả các hội viên có nhu cầu đưa hàng hóa vào kênh siêu thị này để họ gặp gỡ, hay chúng tôi sẽ kết nối các hội viên với đơn vị cung ứng dịch vụ logistics. Bản thân HelenCare cũng sẵn sàng khám, tầm soát về sức khỏe cho tất cả các hội viên của VACOD…  

Bên cạnh đó, HelenCare cũng có hàng ngàn khách hàng là các doanh nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, xây dựng… đều có thể trở thành hội viên của VACOD, song hành cùng hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển hàng tiêu dùng… 

- Bà có thể chia sẻ một số hoạt động của VACOD tại TP.HCM trong thời gian tới? 

- Như tôi đã nói, muốn tập hợp và kết nối được phải hiểu rõ nhu cầu của hội viên. Vì vậy, trước mắt, chúng tôi sẽ rà soát, nắm bắt thông tin, nhu cầu của từng hội viên, tổ chức hoạt động “Giao lưu doanh nghiệp” xoay vòng giữa các doanh nghiệp để các hội viên hiểu nhau hơn. 

Bên cạnh đó, một trong những hoạt động trọng tâm của VACOD tại TP.HCM trong thời gian tới là tổ chức hội thảo về phát triển hàng tiêu dùng. Sau những thách thức của đại dịch Covid-19, với thực trạng nhu cầu câu chuyện chuyển đổi số của các doanh nghiệp đang lớn hơn bao giờ hết, nhất là các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, vốn chỉ tập trung vào sản xuất và cung ứng.

Chúng tôi xác định thúc đẩy chuyển đổi số sẽ là mục tiêu tiên quyết để hỗ trợ các doanh nghiệp chuẩn bị cho mình hành trang cần thiết trong “trạng thái bình thường mới”, phát triển thần tốc để hoà nhập với thế giới. 

Mặt khác, VACOD tại TP.HCM cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh giao thương quốc tế trong điều kiện hội nhập mới với EVFTA, các hiệp định mậu dịch và tự do thương mại với châu Âu, Hoa Kỳ…

Văn phòng VACOD tại TP.HCM ký hợp tác với Công ty Mắt Bão để hỗ trợ công tác chuyển đổi số cho các hội viên
Văn phòng VACOD tại TP.HCM ký hợp tác với Công ty Mắt Bão để hỗ trợ công tác chuyển đổi số cho các hội viên

Hiện nay, nhiều tập đoàn nước ngoài có nhu cầu tìm kiếm các đối tác trong nước, chúng tôi sẽ kết nối họ và xem đây là một hoạt động kinh tế thường trực của hiệp hội. Đây chính là cơ chế để phát triển nguồn lực của Hiệp hội hơn nữa, phục vụ cho hoạt động của hiệp hội, có nghĩa là khi mình kết nối, tạo lợi tích cho hội viên thì hiệp hội cũng sẽ có lợi ích. 

Thay đổi “thân tâm” để sống khỏe

- Như bà vừa chia sẻ, HelenCare có hàng ngàn khách hàng là các doanh nhân, vậy bà đánh giá việc chăm sóc sức khỏe của các doanh nhân hiện nay như thế nào? 

- Đối với các doanh nhân thì khát vọng để họ chinh phục, tạo nên sự thay đổi cho xã hội nhiều khi còn lớn hơn cả việc chăm sóc sức cho chính bản thân họ. Nói một cách khác, sự nghiệp đối với họ quan trọng hơn cả bản thân. Vì vậy sẽ không hiếm gặp trường hợp một doanh nhân sẵn sàng hủy lịch hẹn với bác sĩ khi có một công việc đột xuất nào đó liên quan đến kinh doanh. 

Khách hàng của HelenCare gồm cả doanh nhân trong nước và nước ngoài. Qua thời gian chăm sóc, chúng tôi nhận thấy có một sự khác biệt khá lớn. Các doanh nhân nước ngoài rất chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe, họ đặt sức khỏe cá nhân họ lên trên hết.

Chẳng hạn như cùng một đợt khám sức khoẻ vào tháng 9 hàng năm thì đối với các doanh nhân nước ngoài, tất cả các lịch công việc sẽ phải được sắp xếp theo lịch trình đó. Nhưng ngược lại, các doanh nhân Việt, chúng tôi vẫn thường xuyên nghe câu nói “Nếu mà rảnh thì anh sẽ sắp xếp”, tức là công việc vẫn “xếp” sau sức khỏe.

Khi vận hành HelenCare, chúng tôi muốn thay đổi suy nghĩ này bằng việc tổ chức chuỗi sự kiện “Sức khỏe doanh nhân – Thành công của doanh nghiệp”.

Thực tế là các doanh nhân đều biết sức khỏe là quan trọng nhưng do quá bận rộn hoặc chưa thấy vấn đề gì nghiệm trọng thì vẫn cho rằng mình khỏe, do đó lơ là việc quan tâm đến sức khoẻ.

Đến khi những dấu hiệu nghiêm trọng xuất hiện, “đổ bệnh” thì mới cuống cuồng đi chữa – nhưng nhiều lúc đã quá muộn. Nó giống như việc khi cái ly đã bể thì mới nhận ra rằng lẽ ra mình phải nâng niu nó hơn.

Trưởng Văn phòng VACOD tại TP.HCM: “Nhiệm vụ của tôi là kết nối để tạo ra giá trị thiết thực cho hội viên” ảnh 4

- HelenCare là một trong những trung tâm y sinh học hàng đầu tại Việt Nam, xin bà cho biết vì sao lại chọn lĩnh vực y sinh học để theo đuổi và đâu là những thách thức của bà khi tham gia lĩnh vực này? 

- Tôi có một đặc điểm là chỉ thích làm những những gì mang tính độc đáo - mới lạ, nhất là chưa ai dám làm, dám thử sức và luôn đặt toàn bộ tâm ý của mình trong việc đó.

Lúc đầu tôi làm tài chính vì yêu thích nó, sau chuyển sang giáo dục. Trong công ty, tôi rất cảm phục sếp vì lúc đó, dù đã bước sang tuổi 60, nhưng lúc nào cũng sung sức và bền bỉ. Những cuộc họp Ban điều hành đến 9-10 giờ tối, khi tất cả mọi người đã mệt lả, kể cả tôi, nhưng anh lúc nào cũng tràn đầy sinh khí. Tìm hiểu ra thì tôi mới biết là năm nào anh cũng sử dụng phương pháp tế bào gốc tại Đức và từ đó tôi bắt đầu nghiên cứu về sức khỏe, về công nghệ tế bào gốc, công nghệ y sinh học. 

Và như tôi đã nói, cái khó nhất là thay đổi suy nghĩ của mọi người về sức khỏe. Ở Việt Nam, mọi người vẫn quan tâm đến y học chữa trị, nghĩa là khi có bệnh thì mới vào bệnh viện. Còn ở châu Âu người ta đã quan tâm đến y học tái tạo và dự phòng, nghĩa là coi trọng việc phòng bệnh hơn là chữa bệnh. 

- Điểm khác biệt trong việc sử dụng công nghệ y sinh học để chăm sóc sức khỏe so với phương pháp chữa trị truyền thống là gì, thưa bà? 

- Chúng tôi tái tạo cơ thể để giúp khách hàng “khỏe từ tế bào”. Những xét nghiệm mà chúng tôi dùng để đánh giá nguyên nhân gây ra những rối loạn và bệnh tật liên quan đến rất nhiều khía cạnh khác nhau như sức khoẻ tế bào, bạch cầu, hệ vi khuẩn sống ở ruột cũng như các cơ quan chức năng, hệ miễn dịch, xét nghiệm chuyển hóa của các chất trong cơ thể, các hệ nội tiết và các tuyến, hệ thần kinh, môi trường sinh học, nhiễm khuẩn cũng như chức năng thải độc và các bệnh nha khoa.

Liệu pháp trị bệnh của chúng tôi kết hợp nhiều phương pháp độc đáo. Tất cả đều dựa trên mô hình chăm sóc sức khỏe “tam trụ” được kiểm nghiệm và chứng minh lâm sàng hơn 60 năm qua của Viện Y sinh học Paracelsus – Thụy Sỹ. 

Hơn nữa, phương pháp này sẽ đánh thức khả năng tự chữa lành. Hãy tự hỏi nếu tế bào của bạn liên tục đổi mới, tại sao sức khỏe của bạn lại đi xuống? Y học chính thống bỏ qua câu hỏi về nguồn gốc gây bệnh. Còn đối với ý sinh học, bằng cách giải quyết các nguyên nhân sâu xa, sẽ đánh thức khả năng tự chữa lành. 

Trưởng Văn phòng VACOD tại TP.HCM: “Nhiệm vụ của tôi là kết nối để tạo ra giá trị thiết thực cho hội viên” ảnh 5

- Bà có thể chia sẻ cụ thể hơn về một liệu trình chăm sóc sức khỏe cho doanh nhân? 

Ở HelenCare, chúng tôi tiến hành một liệu trình gồm 5 bước để chăm sóc sức khỏe cho khách hàng. Bước 1 là xét nghiệm, đánh giá sức khỏe toàn diện, phòng chống nguy cơ ung thư, đột quỵ. Việc này rất quan trọng đối với doanh nhân vì có những người đang yên đang lành, tự nhiên đột quỵ bởi chúng ta chưa đánh giá được các nguy cơ tiềm ẩn để phòng ngừa từ trước đó.  

Bước thứ hai là thải độc. Bước thứ ba là tăng cường hệ miễn dịch. Bước thứ tư là tái tạo tế bào và bước thứ năm là duy trì sức khỏe đỉnh cao, bao gồm hướng dẫn về dinh dưỡng, lối sống và thân tâm. 

Điểm đặc biệt là các liệu trình mà HelenCare cung cấp đều được cá nhân hóa, nghĩa là với mỗi doanh nhân sẽ có một liệu trình riêng, phù hợp với thể trạng và điều kiện thời gian, tài chính của từng người.

Và cái mà chúng tôi luôn cố gắng trong liệu pháp này chính là hướng đến thân tâm, giúp những người rất bận rộn sẵn sàng buôn bỏ nhiều thứ trong 1 - 2 tuần, để có tinh thần thảnh thơi nhất và được chăm sóc sức khỏe tốt nhất. 

Đến thời điểm hiện tại, điều gì ở HelenCare làm bà hài lòng nhất? 

- Tôi thấy hạnh phúc khi rất nhiều bệnh nhân từng nghĩ chỉ còn có thể sống được 1 năm, giờ vẫn tràn đầy sức sống. Có những bệnh nhân trước đây phải ngồi xe lăn, giờ đây có thể khiêu vũ. Tất cả là nhờ được chữa trị bằng liệu pháp y sinh học. 

Đưa Y sinh học về Việt Nam là một hành trình rất khó khăn và tôi đã phải nỗ lực rất nhiều nhưng những thay đổi tích cực về sức khỏe của khách hàng luôn là động lực để tôi tiếp tục tìm tòi, tiếp cận thêm những phương pháp mới, những tri thức mới nhằm tạo ra được giá trị cho xã hội. 

Với HelenCare, tôi không hướng đến thành công cho riêng cá nhân mình mà mong muốn đóng góp tâm sức của mình cho lĩnh vực y tế của nước nhà, nâng tầm các phương pháp điều trị cao cấp và tiên tiến để người Việt Nam được thừa hưởng các tiện ích chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

"Trump 2.0": Những cú "quay xe" bất ngờ

"Trump 2.0": Những cú "quay xe" bất ngờ

Chuẩn bị quay lại Nhà trắng lần thứ 2, ông Trump vẫn giữ những quan điểm cứng rắn: Tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, trục xuất di dân... Nhưng ở một số lĩnh vực, Trump 2.0 có thể sẽ rất khác so với Trump 1.0.

Cuộc đua sở hữu siêu du thuyền xa xỉ của các tỷ phú công nghệ

Cuộc đua sở hữu siêu du thuyền xa xỉ của các tỷ phú công nghệ

Sở hữu siêu du thuyền không chỉ là một thú chơi xa xỉ mà còn là biểu tượng của quyền lực và đẳng cấp trong giới siêu giàu công nghệ. Từ Jeff Bezos, Mark Zuckerberg cho đến Larry Ellison, họ đều không ngại ngần đầu tư hàng trăm triệu USD cho những “cung điện” trên biển của mình…

Bộ Tư pháp Mỹ muốn Google "chia tay" trình duyệt Chrome

Bộ Tư pháp Mỹ muốn Google "chia tay" trình duyệt Chrome

Bộ Tư pháp Mỹ đang yêu cầu Google bán trình duyệt Chrome để giải quyết các cáo buộc độc quyền trên thị trường tìm kiếm và quảng cáo. Đây được xem là động thái gay gắt từ chính quyền Biden trong nỗ lực kiềm chế các tập đoàn công nghệ lớn…

Kinh tế Đức tiếp tục đối mặt với suy thoái

Kinh tế Đức tiếp tục đối mặt với suy thoái

Tăng trưởng kinh tế Đức được dự báo sẽ tụt hậu hơn so với mặt bằng chung của khu vực đồng Euro trong năm nay, đánh dấu năm thứ hai liên tiếp đối mặt với suy thoái. Bên cạnh đó, tình trạng nghèo đói ở người cao tuổi cũng đang gia tăng ở mức đáng báo động…

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu toàn cầu đang dần hạ nhiệt khi sản lượng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong mùa vụ 2024-2025. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này vẫn đối mặt với vô số thách thức lớn từ biến đổi khí hậu, vì vậy cần có sự chuyển đổi sâu rộng để đảm bảo tăng trưởng bền vững…