TT Donald Trump chuẩn bị “giáng” lệnh trừng phạt lên Thổ Nhĩ Kỳ

Chính quyền của TT Hoa Kỳ Donald Trump hiện đang thiết lập các biện pháp trừng phạt đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ, do các cuộc tấn công của nước này vào miền bắc Syria.
TT Donald Trump chuẩn bị “giáng” lệnh trừng phạt lên Thổ Nhĩ Kỳ

Các quan chức quốc phòng Hoa Kỳ cho biết, việc sử dụng quân đội Hoa Kỳ để ngăn chặn cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào lực lượng người Kurd “không bao giờ là một lựa chọn”; và TT Donald Trump đã yêu cầu Lầu Năm Góc bắt đầu chiến dịch rút quân có chủ ý khỏi miền bắc Syria.

Sau khi Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin thông báo vào thứ Sáu (11/10) rằng TT Trump đã uỷ quyền cho các lệnh trừng phạt mới “vô cùng mạnh mẽ” đối với Thổ Nhĩ Kỳ, sớm nhất là vào tuần tới; và chính quyền Hoa Kỳ đã sẵn sàng để bắt đầu biến “lời đe doạ của TT Trump” thành hiện thực - xoá sổ nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ.

Chủ Nhật vừa qua (13/10), TT Trump cho biết ông đang lắng nghe quốc hội, nơi Đảng Cộng Hoà và Đảng Dân chủ đang thúc đẩy các biện pháp trừng phạt.

Tôi đang thảo luận với @LindseyGrahamSC và nhiều thành viên Quốc hội, bao gồm cả Đảng Dân chủ, về việc áp đặt các lệnh trừng phạt nghiêm khắc lên Thổ Nhĩ Kỳ,” TT Donald Trump viết trên Twitter.

TT Donald Trump đang phải đấu tranh để dập tắt những lời chỉ trích, kể cả từ những người ủng hộ Đảng Cộng hoà trung thành nhất của ông, cho rằng TT Hoa Kỳ đã “bật đèn xanh” cho TT Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan để tấn công người Kurd khi ông quyết định rút dần lực lượng quân đội Mỹ khỏi khu vực biên giới.

Cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm mục đích vô hiệu hoá lực lượng dân quân YPG người Kurd, thành phần chính của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) và bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là một nhóm khủng bố liên kết với phiến quân người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng SDF cũng là đồng minh chủ chốt của Washington trong cuộc chiến triệt hạ tổ chức Hồi giáo Caliphate (Khalifah) tại Syria.

Quyết định rút quân của TT Trump, bắt nguồn từ mục tiêu đã được tuyên bố trước đây của ông đối với việc đưa Hoa Kỳ ra khỏi những cuộc chiến không hồi kết, khiến những thành viên lưỡng đảng lo ngại rằng nó sẽ mở ra cơ hội hồi sinh cho IS.

Trong khi các biện pháp trừng phạt dường như là công cụ răn đe mạnh mẽ nhất, Hoa Kỳ và các đồng minh châu Âu cũng có thể suy ngẫm thêm về lệnh cấm bán vũ khí và mối đe doạ từ các vụ truy tố tội phạm chiến tranh.

Không rõ các biện pháp trừng phạt nào sẽ được soạn thảo và liệu chúng có nghiêm trọng như những gì các nhà luật pháp đang đề xuất hay không. Đại diện Eliot Engel, Chủ tịch Dân chủ của Uỷ ban Đội ngoại Hạ viện Hoa Kỳ và Mike McCaul của đảng Cộng hoà cao cấp của uỷ ban, đã đưa ra một dự luật xử phạt các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ có liên quan đến hoạt động của Syria và các ngân hàng liên quan đến khu vực phòng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ cho đến khi Thổ Nhĩ Kỳ kết thúc hoạt động quân sự tại Syria. Dự luật này cũng sẽ ngăn chặn vũ khí đến các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria và yêu cầu chính quyền áp đặt các biện pháp trừng phạt hiện có đối với Thổ Nhĩ Kỳ trong việc mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga.

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối ngày thứ Sáu (11/10) cũng “đáp lại” rằng nước này sẽ trả đũa bất kỳ bước đi nào ngăn cản họ chống lại khủng bố.

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...