TT Donald Trump ngỏ ý về một cuộc gặp cá nhân với ông Tập Cận Bình

TT Hoa Kỳ Donald Trump đã gợi ý về khả năng của một cuộc gặp cá nhân giữa ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một bài đăng trên Twitter.
TT Donald Trump ngỏ ý về một cuộc gặp cá nhân với ông Tập Cận Bình

Trong một loạt các bài đăng trên Twitter vừa mới đây, TT Donald Trump cho biết ông tin rằng một cuộc họp cá nhân với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể giúp giải quyết các cuộc biểu tình đang diễn ra tại Hồng Kông và tìm ra được kết luận cho cuộc chiến thương mại ngày càng leo thang.

Tôi biết rất rõ Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung  Quốc. Ông ấy là một nhà lãnh đạo tuyệt vời và rất được người dân tôn trọng… Tôi không có nghi ngờ gì về việc nếu Chủ tịch Tập Cận Bình muốn giải quyết vấn đề Hồng Kông một cách nhanh chóng và nhân văn, ông ấy hoàn toàn có thể làm được. Một cuộc họp cá nhân chăng?” TT Donald Trump tweet.

Trong khi TT Hoa Kỳ lưu ý rằng một cuộc họp cá nhân có thể giúp giảm bớt căng thẳng ở Hồng Kông, ông đề nghị Trung Quốc cần giải quyết các vấn đề bạo lực và biểu tình trước khi đứng ra dàn xếp tranh chấp thương mại đang diễn ra với Hoa Kỳ.

TT Trump cũng tiếp tục nói rằng “việc thời hạn thuế quan được dời đến tháng 12 năm nay thực sự giúp cho Trung Quốc nhiều hơn là Mỹ, nhưng rồi ‘có đi thì cũng sẽ phải có lại’.”

Hàng triệu việc làm tại Trung Quốc đang dần mất vào tay các quốc gia không phải chịu thuế quan. Hàng ngàn công ty đang rời đi. Tất nhiên Trung Quốc sẽ muốn thực hiện một thoả thuận. Nhưng hãy để họ dàn xếp mọi việc với Hồng Kông trước đã!” – ông Trump đăng trên Twitter.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc ông Trump đang cố gắng “ngoại giao” trên phương tiện truyền thông xã hội mang đến nhiều rủi ro. Thậm chí việc gợi ý về mối liên hệ giữa tranh chấp thương mại và tình trạng bất ổn tại Hồng Kông sẽ càng làm dấy lên nghi ngờ vốn đã nhen nhóm tại Bắc Kinh rằng Hoa Kỳ đang tìm cách thúc đẩy cuộc khủng hoảng nội bộ của Trung Quốc như một phần của chiến lược sâu xa hơn. Trong những tuần gần đây, Trung Quốc đã bày tỏ những hoài nghi trong việc Hoa Kỳ có liên quan đến các cuộc biểu tình – tiêu biểu là trong một bài bình luận phân tích trên nhật báo Đảng Cộng sản Trung Quốc có nói rằng mục tiêu của các lực lượng đứng sau chính là để “thúc đẩy một cuộc cách mạng màu”.

Những bức ảnh vệ tinh mới do Maxar Technologies cung cấp cho thấy dường như các tàu chuyên chở bọc thép và phương tiện khác của Lực lượng Cảnh sát vũ trang đã được đỗ tại một khu liên hợp thể thao gần tỉnh Thâm Quyến. Ít nhất 500 trong số các phương tiện đó đã sẵn sàng để băng qua cảng tới Hồng Kông – nơi các cuộc biểu tình kéo dài hơn hai tháng gần đây đang ngày càng trở nên bạo lực – khiến sân bay buộc phải đóng cửa các chuyến bay khi người biểu tình tập trung quá đông đảo tại đây.

 Theo Bloomberg, Fox Business

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...