Từ phòng chống dịch Covid-19 đến chuẩn bị y tế dự phòng

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã thảo luận về huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Theo báo cáo của Ủy ban Xã hội của Quốc hội, tính đến 31/12/2022, tổng số tiền đã được huy động để trực tiếp phục vụ công tác phòng, chống dịch và thực hiện các chính sách an sinh xã hội là khoảng 230.000 tỷ đồng. Trên 11.600 tỷ đồng đã được huy động vào Quỹ Vắc xin phòng Covid-19. Tiếp nhận khoảng 259,3 triệu liều vắc xin phòng Covid-19. 

Đề nghị công bố hết dịch Covid-19

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu - đoàn đại biểu Bình Định cho rằng, nên công bố hết dịch Covid - 19, do Việt Nam đã đạt được các điều kiện như tỉ lệ bệnh nặng, đạt tỉ lệ bao phủ vắc xin rộng... Trong khi đó, tình hình dịch bệnh trên thế giới đã ổn định.

Ông Hiếu cho rằng nên xem Covid-19 như bệnh truyền nhiễm nhóm B - nhóm bệnh lý chuyên khoa khác. Nhờ đó, chi trả hỗ trợ cũng như những bệnh lý chuyên khoa.

Theo ông, trải qua 3 năm chống dịch, cần rút bài học kinh nghiệm từ những thành công và sai lầm trong quá khứ. Từ đó, ông Hiếu đề xuất nên khẩn trương chuẩn bị cả cơ sở vật chất, văn bản pháp luật, quy trình hướng dẫn cần thiết để ứng phó tốt hơn các dịch khác và có thể khả năng Covid - 19 bùng phát trở lại.

 quốc hội
Trạm y tế xã là có 2 nhiệm vụ dự phòng như là tiêm chủng, phòng, chống dịch và điều trị, chăm sóc sức khỏe người bệnh.

Cũng liên quan đến dịch Covid-19, đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia đã khống chế thành công nhất đại dịch Covid-19. Trong đó, chiến lược ngoại giao vắc xin rất tốt, rất nhanh và rất thành công, đã có đủ, kịp thời và có ngay vắc xin để tiêm phòng cho nhân dân.

Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, ông Nguyễn Anh Trí đề nghị ngừng nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng Covid-19. Bởi, ông Trí cho rằng, hiện nghiên cứu là quá muộn. Thao vào đó có thể tìm mua loại vắc xin tốt, với giá cả hợp lý và đủ để tiêm phòng cho nhân dân.

Về những sai phạm trong việc nghiên cứu sản xuất vắc xin, ông Trí nói: "Có những sai phạm xảy ra trong những lĩnh vực rất ít có sai phạm như nghiên cứu khoa học, nghiệm thu, chuyển giao công nghệ. Đại biểu đồng tình với quan điểm, tham ô, tham nhũng trong hoạt động phòng, chống cần xử lý thật nghiêm khắc nhưng cũng cần xem xét thật có lý, có tình thật công bằng với những ai nhưng không phải vụ lợi mà vì để kịp thời chống dịch nhằm lợi ích của cộng đồng theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng, của Quốc hội".

Thách thức trong phát triển y tế dự phòng

Góp ý về đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng đây là thách thức lớn nhất trong giai đoạn hiện nay.

Theo đại biểu tăng lương, xây cơ sở đẹp, mua máy móc không giải quyết được gốc rễ vấn đề. Bởi lương không thể tăng mãi. Cơ sở khang trang mà không có bệnh nhân, máy móc hiện đại mà không ai biết sử dụng. Cuối cùng là lãng phí rất lớn.

Ông Nguyễn Lân Hiếu cho biết, trạm y tế xã là có 2 nhiệm vụ dự phòng như là tiêm chủng, phòng, chống dịch, giáo dục, tuyên truyền và điều trị, chăm sóc sức khỏe người bệnh, quản lý các bệnh mãn tính, sơ cứu, cấp cứu tại cộng đồng.

Tuy nhiên, nhiệm vụ thứ hai ngày càng teo tóp, khiến cho việc hoàn thành nhiệm vụ thứ nhất trở nên bội phần khó khăn so với trước.

Đại biểu Nguyễn Thành Nam – Đoàn Phú Thọ cho biết, tỷ lệ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại y tế cơ sở là khoảng 75% thì tỷ trọng chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại tuyến y tế cơ sở đạt 34,5% năm 2022.

Trong đó tại y tế xã chỉ đạt 1,7%, điều này cho thấy y tế cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, đòi hỏi cần có giải pháp hiệu quả cho vấn đề này.

quốc hội
Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin giảm liên tiếp từ 94,8 % năm 2018 xuống còn 80,4 % năm 2022.

Bên cạnh đó về y tế dự phòng, đại biểu Nguyễn Thành Nam nêu một số khó khăn, tồn tại, hạn chế, trong đó giai đoạn 2018- 2012, tỷ lệ chi cho y tế dự phòng trong tổng chi ngân sách nhà nước dành cho y tế.

Tuy nhiên tăng dần qua các năm, nhưng vẫn chưa đạt 30% so với quy định tại Nghị quyết 18 của Quốc hội và Nghị quyết 20 của Ban chấp hành Trung ương đảng, nên không thể đảm bảo thực hiện hiệu quả hoạt động y tế dự phòng nói chung nhất là Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Vì vậy, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin giảm liên tiếp từ 94,8 % năm 2018 xuống còn 80,4 % năm 2022.

Đại biểu cho rằng, không đầu tư thỏa đáng cho y tế dự phòng thì không thể tập trung thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống bệnh truyền nhiễm, kiểm soát các yếu tố nguy cơ nâng cao sức khỏe cho người dân.

Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Văn Huy - đoàn Thái Bình cho rằng, y tế cơ sở, y tế dự phòng ngày càng có đóng góp quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và góp phần quan trọng vào thành công của công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là trong đại dịch Covid - 19.

Hệ thống y tế cơ sở ngày càng được tổ chức theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối, nâng cao hiệu lực, hiệu quả.

Nêu rõ, cần phải đổi mới mạnh mẽ cơ chế và phương thức hoạt động của y tế cấp xã để thực hiện vai trò là tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân, đại biểu Nguyễn Văn Huy lưu ý rằng, cần phải thể chế rõ phạm vi của y tế tuyến huyện, y tế tuyến xã và y tế thôn, bản gắn với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng tuyến.

Quy định rõ chức năng nhiệm vụ và tổ chức hệ thống trạm y tế xã, phường, thị trấn phù hợp với quy mô, cơ cấu dân số, điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân.

Bên cạnh đó, cần quan tâm đổi mới cơ chế tài chính, cơ chế chi trả của quỹ Bảo hiểm y tế theo hướng tăng chi cho y tế cơ sở. Đổi mới chính sách và phương thức đào tạo, bồi dưỡng. Nâng cao năng lực cho cán bộ y tế cơ sở, nhất là nhân lực làm việc tại trạm y tế xã. Thực hiện điều động, luân phiên hợp lý bác sĩ, cán bộ y tế để khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế xã.

Có thể bạn quan tâm