Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng vào năm 2024

Theo đơn vị tình báo kinh tế tại Trung Quốc, tỷ lệ thất nghiệp tại đất nước tỉ dân tiếp tục tăng do không tìm được công việc phù hợp…

Sinh viên tham dự hội chợ việc làm cho sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Trịnh Châu vào ngày 22 tháng 9 năm 2023

Mặc dù được dự đoán xu hướng không có việc làm trong năm tới sẽ biến mất, khi dân số trong độ tuổi lao động của đất nước giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ Trung Quốc ngày càng tăng, nguyên do là họ chưa tìm được công việc phù hợp, bởi thanh niên tại đây đang nhắm vào các ngành “hot” và có tay nghề cao.

Ngày 24/1, bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro EIU cho biết trong báo cáo triển vọng Trung Quốc năm 2024 được công bố, bất chấp sự tăng trưởng của thị trường lao động Trung Quốc nói chung, những cải tiến lớn nhất tập trung ở các nhóm trung niên và lao động nhập cư.

Ngược lại, sự phục hồi sau Covid đã không làm giảm bớt sự chùng xuống trong thị trường lao động thanh niên. Sự gia tăng số lượng sinh viên mới tốt nghiệp đã không được đáp ứng được các cơ hội tương xứng trong công việc mới. Những nhân viên mới vẫn đang được cung cấp mức lương thấp hơn trong bối cảnh dư thừa lao động. Bên cạnh đó, AI phát triển mạnh mẽ khiến việc làm của người dân tại đây bị đe doạ.

Theo dữ liệu hàng tháng từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc được công bố vào tuần trước, không bao gồm sinh viên, tỷ lệ thất nghiệp của những người trẻ tuổi từ 16 đến 24 trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đứng ở mức 14,9% vào tháng 12/2023. Con số trên đã giảm bởi tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc trước đây cao kỷ lục vượt quá 20%.

Tuy nhiên, EIU đã chỉ ra rằng tỷ lệ thất nghiệp thanh niên cao kéo dài sẽ có nhiều ảnh hưởng. Từ thu nhập trọn đời và sức mua yếu hơn đến việc trì hoãn hôn nhân và sinh con.

Vậy nên chiến lược định hướng công nghiệp tại đất nước tỉ dân đó là nhiều tài năng hàng đầu đang chuyển sang các lĩnh vực sản xuất mới nổi của Trung Quốc, chẳng hạn như xe điện và mạch tích hợp, một xu hướng sẽ giúp cải thiện năng suất trong các ngành đó.

Tuy nhiên, phần lớn các công việc được tạo ra là những công việc có tay nghề thấp hoặc trung bình ít thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học, nhiều người trong số họ hiện có bằng cấp cao hơn sau khi mở rộng tuyển sinh sau đại học trong đại dịch.

Kết quả, Trung Quốc đã phải vật lộn để hấp thụ lực lượng lao động rời bỏ việc dạy kèm và tài sản, hai lĩnh vực đã bị siết chặt bởi các biện pháp mạnh tay của chính phủ.

Có thể bạn quan tâm