Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Bitcoin đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 81.000 USD vào sáng 11/11 với các khoản thanh toán hợp đồng tương lai (futures premium) tăng vọt. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy các nhà đầu tư tin rằng đà tăng trưởng kỷ lục của đồng tiền số lớn nhất thế giới sẽ còn đáng chú ý hơn nữa.

Khối lượng hợp đồng mở (open interest) cho khả năng Bitcoin chạm ngưỡng 90.000 USD đã tăng lên hơn 2,8 tỷ USD trên sàn giao dịch phái sinh nổi tiếng Deribit, một trong số ít các nền tảng tiền điện tử thuần túy cung cấp giao dịch hợp đồng tương lai. Deribit chiếm phần lớn thị trường quyền chọn off-shore. “Thị trường quyền chọn hiện đang nghiêng mạnh về xu hướng tăng. Các quyền chọn mua (call option) giao dịch với mức giá cao hơn so với quyền chọn bán (put option), và khối lượng mở trong các quyền chọn mua ngoài tiền cũng đã tăng lên”, Vetle Lunde, trưởng bộ phận nghiên cứu tại K33 Research, chia sẻ với CNBC.

Tổng thống đắc cử Donald Trump từ lâu đã cam kết sẽ biến nước Mỹ thành thủ phủ tiền điện tử của thế giới. Một trong những lời hứa của ông đối với cộng đồng này là ra mắt kho dự trữ tiền điện tử quốc gia với hơn 16 tỷ USD Bitcoin mà chính phủ Mỹ đã thu giữ qua các cuộc tịch thu tài sản.

Bên cạnh đó, ông Trump cũng tự tin về khả năng cắt giảm lãi suất. Việc nới lỏng chính sách tiền tệ thường đi đôi với sự gia tăng giá tiền điện tử, vì nó làm cho việc vay vốn trở nên rẻ hơn.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), cơ quan điều hành chính sách tiền tệ của nước này, xác định mức lãi suất cơ bản. Fed hoạt động độc lập với Nhà Trắng. Vào thứ Năm, Fed đã thông qua đợt cắt giảm lãi suất thứ hai liên tiếp.

Dựa trên kết quả bầu cử và cuộc bỏ phiếu nhất trí của Fed, thị trường tiền điện tử đã có sự bứt phá mạnh mẽ vào cuối tuần. Ether thậm chí còn vượt qua đà tăng của Bitcoin với mức 30% trong tuần qua, và vốn hóa thị trường của Solana đã vượt qua mốc 100 tỷ USD vào Chủ nhật.

Vốn hóa thị trường của tất cả các quỹ ETF Bitcoin giao ngay hiện đã vượt 80 tỷ USD, và chỉ trong ba ngày giao dịch gần đây, các quỹ giao ngay đã cộng thêm 2,3 tỷ USD. Trong lĩnh vực fintech, những công ty liên quan đến tiền điện tử là những đơn vị đứng đầu trong xu hướng tăng trưởng, sau khi các ứng viên ủng hộ ngành công nghiệp tiền điện tử đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ở nhiều cấp độ.

Cổ phiếu của Coinbase đã tăng 48% trong tuần, đà bứt phá mạnh nhất kể từ tháng 1/2023. Coinbase là một trong những nhà tài trợ lớn nhất trong chu kỳ bầu cử này, đóng góp hơn 75 triệu USD cho Fairshake và các PAC liên kết, bao gồm cả một cam kết mới trị giá 25 triệu USD để hỗ trợ PAC ủng hộ ngành tiền số trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2026.

Bản thân ông Donald Trump cũng nói rằng sẽ chính phủ sẽ thay thế chủ tịch SEC Gary Gensler và điều này có thể mang lại lợi ích cho Coinbase và những doanh nghiệp khác đang phải đấu tranh với SEC tại tòa án về các cáo buộc vi phạm luật chứng khoán.

“Đêm thứ Ba (5/11) quả thật là một đêm quan trọng đối với ngành tiền điện tử và những cử tri ủng hộ tiền điện tử”, Paul Grewal, giám đốc pháp lý của Coinbase nói trong một cuộc phỏng vấn.

“Nước Mỹ sẽ có một Quốc hội ủng hộ tiền điện tử nhất từ trước đến nay và Coinbase vui mừng vì đã đóng một vai trò nào đó trong tất cả những điều này”, ông Grewal bày tỏ.

Cổ phiếu của Robinhood, nền tảng cho phép người dùng mua và bán nhiều loại tiền điện tử, đã “nhảy vọt” 27% trong tuần.

“Tiền điện tử là một lĩnh vực phát triển rất nhanh. Nó phức tạp và được tạo ra bởi các kỹ sư dành cho các kỹ sư. Chúng tôi mong muốn có cơ hội để giúp các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ hơn về lĩnh vực này và giúp họ xây dựng các biện pháp bảo vệ phù hợp cho khách hàng”, Johann Kerbrat, Phó Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Robinhood Crypto nhấn mạnh.

Xem thêm

S&P 500 phá mốc kỷ lục 6.000 điểm, giá dầu sụt mạnh

S&P 500 phá mốc kỷ lục 6.000 điểm, giá dầu sụt mạnh

Chỉ số S&P 500 đã có thời điểm vượt qua mốc 6.000 điểm và sau đó kết thúc tuần với mức tăng phần trăm lớn nhất trong một năm khi chiến thắng của ông Donald Trump và khả năng đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Quốc hội đã mang đến kỳ vọng về những chính sách kinh doanh thuận lợi…

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Trong cả cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là lo ngại về khả năng trở lại chiếc ghế quyền lực của một trong những nhà lãnh đạo khó đoán định nhất: "Trump 2.0".

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Cuộc đua tới chiếc ghế quyền lực nhất thế giới đang diễn ra, và sẽ sớm đi tới màn cao trào ngày 5/11. Với tiền lệ từ sau cuộc bầu cử trước, nước Mỹ cũng đang nín thở chờ xem điều gì sẽ xảy ra sau khi ông Trump hoặc bà Harris được tuyên bố thắng cuộc...

Có thể bạn quan tâm

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…

Donald Trump đe áp thuế nặng, Trung Quốc và Mexico phản ứng ra sao?

Donald Trump đe áp thuế nặng, Trung Quốc và Mexico phản ứng ra sao?

Trong khi Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum và Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã có một cuộc trò chuyện nhằm xoa dịu các căng thẳng, thì phía Trung Quốc lại gay gắt chỉ trích đề xuất áp thuế và cảnh báo nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến thương mại mới giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới…

"Trump 2.0": Những cú "quay xe" bất ngờ

"Trump 2.0": Những cú "quay xe" bất ngờ

Chuẩn bị quay lại Nhà trắng lần thứ 2, ông Trump vẫn giữ những quan điểm cứng rắn: Tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, trục xuất di dân... Nhưng ở một số lĩnh vực, Trump 2.0 có thể sẽ rất khác so với Trump 1.0.