Giá dầu có thể rơi xuống 40 USD/thùng nếu OPEC gỡ bỏ thoả thuận cắt giảm sản lượng

Giá dầu có thể giảm sâu nếu OPEC+ quyết định gỡ bỏ thoả thuận cắt giảm sản lượng hiện tại. Thị trường đang đối mặt với thực trạng dư cung từ các nhà sản xuất ngoài OPEC và những lo ngại về chính sách thương mại khó đoán định của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump…

Giá dầu có thể rơi xuống 40 USD/thùng nếu OPEC gỡ bỏ thoả thuận cắt giảm sản lượng

Theo các chuyên gia thị trường dự đoán, 2025 sẽ là một năm khó khăn đối với thị trường năng lượng. Theo đó, giá có nguy cơ lao dốc xuống ngưỡng 40 USD/thùng nếu liên minh OPEC+ quyết định gỡ bỏ thoả thuận cắt giảm sản lượng hiện tại và không có thêm bất kỳ chính sách nào để kiềm chế sản lượng.

Một sự sụt giảm xuống ngưỡng 40 USD/thùng có nghĩa là giá dầu sẽ mất khoảng 40% so với thời điểm hiện tại. Dầu Brent chuẩn toàn cầu đang giao dịch ở mức 72 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI của Mỹ dao động quanh 68 USD/thùng.

Đồng tình với quan điểm của ông Tom Kloza, trưởng bộ phận năng lượng, khí hậu và tài nguyên tại Eurasia Group Henning Gloystein cho biết: “Vì tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ trong năm tới có khả năng chỉ tăng thêm 1 triệu/thùng nên nếu OPEC dỡ bỏ hoàn toàn các đợt cắt giảm sản lượng, giá dầu chắc chắn sẽ chịu áp lực lớn”.

Trong nhiều tháng qua, liên minh dầu mỏ này đã nghiêm túc duy trì các đợt cắt giảm sản lượng tự nguyện, thậm chí còn gia hạn thời thêm thời gian. Cụ thể, vào tháng 9/2024, OPEC+ đã trì hoãn việc dỡ bỏ thoả thuận cắt giảm 2,2 triệu thùng/ngày trong hai tháng, nhằm ngăn chặn đà đi xuống của giá dầu. Lượng cắt giảm 2,2 triệu thùng/ngày này đã được áp dụng trong quý 2 và quý 3, và trước đó được dự kiến sẽ hết hiệu lực vào cuối tháng 9.

Đầu tháng 11/2024, OPEC+ lại quyết định lùi thời gian thêm một tháng nữa đến cuối tháng 12.

Giá dầu hiện đang chịu ảnh hưởng tiêu cực vì sự phục hồi chậm chạp của Trung Quốc hậu đại dịch. Trong báo cáo tháng được công bố vào thứ Ba, OPEC đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2025 từ 1,6 triệu thùng/ngày xuống còn 1,5 triệu thùng/ngày.

Giá cũng bị tác động bởi thực trạng dư cung, đặc biệt khi hàng loạt nhà sản xuất chủ chốt ngoài OPEC như Mỹ, Canada, Guyana và Brazil đều có kế hoạch tăng sản lượng.

Như chiến lược gia năng lượng Martoccia Francesco của Citibank ước tính, sẽ có một lượng dầu dự trữ khổng lồ trong năm tới. “Nếu nhóm các nhà sản xuất tiếp tục thực hiện kế hoạch, lượng dầu dư thừa có thể gần như tăng gấp đôi… đạt tới 1,6 triệu thùng/ngày”, ông Francesco chỉ ra.

Nhưng ngay cả khi OPEC+ không gỡ bỏ các lệnh cắt giảm, triển vọng giá dầu trong tương lai vẫn khá u ám. Dự báo của Citigroup cho thấy dầu Brent sẽ chỉ giao dịch quanh mức trung bình 60 USD/thùng trong năm 2025.

Thêm vào đó, giá có thể chịu biến động vì chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump. “Giá dầu có nguy cơ giảm sâu hơn nữa nếu xảy ra chiến tranh thương mại - đặc biệt là Mỹ - Trung”, ông Tom Kloza từ OPIS nhận định.

Bản thân ông Trump cũng nhiều lần đề cập tới chính sách “khai thác, khai thác và khai thác” đối với các nhà sản xuất của Mỹ, nhằm mục tiêu giảm một nửa giá năng lượng cho người tiêu dùng Mỹ. Để điều này xảy ra đối với giá xăng bán lẻ, giá dầu sẽ phải giảm xuống dưới 40 USD/thùng, ông Matt Smith, nhà phân tích dầu mỏ chính của Kpler giải thích.

Hiện tại, giá xăng bán lẻ đang ở mức "thích hợp”, khoảng 3 USD/gallon, mức độ mà người tiêu dùng không cảm thấy áp lực và giá đầu vào vẫn đủ cao để các nhà sản xuất có lãi, ông Smith nói thêm.

Nếu OPEC+ thay đổi chính sách mà không xem xét nhu cầu, điều này sẽ trở thành một cuộc chiến giá cả nhằm tranh giành thị phần và đẩy dầu xuống mức thấp chưa từng thấy kể từ sau đại dịch Covid-19.

Xem thêm

Chứng khoán Mỹ chưa dứt đà tăng, giá dầu sụt giảm

Chứng khoán Mỹ chưa dứt đà tăng, giá dầu sụt giảm

Ba chỉ số chính của Phố Wall đã ghi nhận mức đóng cửa kỷ lục vào thứ Hai, được thúc đẩy bởi các cổ phiếu dự kiến sẽ hưởng lợi từ chính sách tài chính tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump….

Có thể bạn quan tâm

Đảo quốc nhỏ thành “ngư ông đắc lợi” nhờ đòn thuế Mỹ

Đảo quốc nhỏ thành “ngư ông đắc lợi” nhờ đòn thuế Mỹ

Trước áp lực từ các mức thuế cao và bất ổn thương mại toàn cầu, nhiều doanh nghiệp Mỹ đang chuyển hướng sản xuất sang Cộng hòa Dominica, một điểm đến gần gũi, chi phí thấp và đầy tiềm năng. Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức lớn mà đảo quốc Caribean này đang gặp phải…

Bò Mỹ mất dần lợi thế tại Trung Quốc

Bò Mỹ mất dần lợi thế tại Trung Quốc

Hàng loạt sản phẩm nông sản Mỹ đang dần biến mất khỏi nhiều siêu thị và nhà hàng tại Trung Quốc khi sự bất ổn liên quan đến thuế quan khiến các nhà nhập khẩu chuyển hướng tìm nguồn cung thay thế…

Elon Musk rời khỏi chính quyền của Tổng thống Trump: Thả con săn sắt đã bắt được cá... voi

Elon Musk rời khỏi chính quyền của Tổng thống Trump: Thả con săn sắt đã bắt được cá... voi

Tỷ phú Elon Musk tuyên bố chia tay chính trị khi rời khỏi chính quyền của Tổng thống Trump và tập trung trở lại vào đế chế của mình. Nhiều người cho rằng Elon Musk đã thất bại khi đầu tư vào chính trị. Nhưng hãy nhìn vào những gì mà Elon Musk đã thu được trong chiến dịch "buôn vua" của mình...