Kinh tế thế giới và những thách thức thời ông Trump trở lại Nhà Trắng

Chiến thắng của ông Donald Trump đánh dấu sự trở lại lịch sử của ông tại Nhà Trắng – một cuộc tái xuất chính trị được đánh giá là có thể mang đến vô số tác động đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu…

1000.jpg

Trong bài phát biểu trước những người ủng hộ đảng Cộng hoà tại Florida (Mỹ) vào sáng 6/11, Tổng thống đắc cử Donald Trump cam kết về một nhiệm kỳ lãnh đạo mạnh mẽ chưa từng có, mở ra một thời kỳ hoàng kim cho nước Mỹ. Những chính sách được nêu bật trong chiến dịch tranh cử của đại diện đảng Cộng hoà bao gồm cắt giảm thuế doanh nghiệp trong nước, tăng cường thuế quan nhập khẩu, dỡ bỏ các quy định và rút lui khỏi một số hiệp định toàn cầu…

Giới phân tích cho rằng rất khó để có thể xác định mức độ mà ông Trump sẽ thực hiện những biện pháp này trong nhiệm kỳ thứ 2, nhưng chắc chắn bất kỳ quyết định nào cũng sẽ để lại tác động rõ rệt đối với kinh tế thế giới.

Lizzy Galbraith, nhà kinh tế chính trị tại công ty quản lý tài sản Abrdn cho biết: "Nếu đảng Cộng hoà có thể kiểm soát toàn bộ quốc hội, ông Donald Trump sẽ có nhiều quyền lực hơn để triển khai chương trình cắt giảm thuế, dỡ bỏ quy định và điều chỉnh chính sách thương mại”.

Về thuế quan, bà Galbraith cho rằng sẽ có hai cách tiếp cận. Một là ông Trump sử dụng chúng như một công cụ thương lượng để giành được nhượng bộ từ các bên khác, hoặc ông sẽ thực hiện đúng dự tính ban đầu và áp dụng chúng rộng rãi.

Để tăng nguồn thu, ông Trump đề xuất áp đặt mức thuế toàn diện 20% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ, thậm chí mức thuế lên tới 60% đối với sản phẩm từ Trung Quốc và 2.000% đối với xe cộ sản xuất ở Mexico. Với Liên minh Châu Âu (EU), Tổng thống đắc cử từng tuyên bố rằng khối sẽ phải trả giá đắt vì không mua đủ hàng hóa xuất khẩu từ Mỹ.

Các nhà phân tích cảnh báo rằng kế hoạch áp thuế toàn diện của ông Donald Trump sẽ làm tăng giá cả đối với người tiêu dùng và làm chậm lại mức chi tiêu trên toàn cầu.

CHÂU ÂU

Một nhiệm kỳ tổng thống Trump thứ hai từ lâu được xem là điều không thuận lợi đối với Châu Âu nói chung và Liên minh Châu Âu nói riêng.

Các nhà phân tích tại Signum Global Advisors lập luận, nhiều yếu tố có thể khiến EU trở thành người chịu thiệt thòi nhất, dẫn chứng các căng thẳng thương mại, sự bất mãn với quyết định chính sách quan trọng của châu Âu và khả năng ông Trump sẽ tìm cách tăng lợi thế của Mỹ trong việc thu hút sự dịch chuyển vốn.

Chiến thắng của ông Donald Trump còn có khả năng gây hại cho nền kinh tế, khi các mức thuế bổ sung sẽ ảnh hưởng xấu đến hàng loạt sản phẩm xuất khẩu của châu Âu như ô tô và hóa chất, làm giảm GDP khu vực tới 1,5%, tương đương khoảng 260 tỷ Euro, tính theo GDP dự kiến của châu Âu vào năm 2024 là 17,4 nghìn tỷ Euro.

screenshot-2024-11-08-at-144334.png
Thương mại của Liên minh Châu Âu với Mỹ theo nhóm sản phẩm

Cụ thể, mức thuế 10% có thể làm giảm GDP của Đức khoảng 0,5%, Pháp 0,3%, Ý 0,4% và Tây Ban Nha 0,2%, theo nhà nghiên cứu Dirk Schumacher tại Natixis Corporate & Investment Banking, ước tính.

Giới phân tích còn cảnh báo về khả năng Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ phải cắt giảm lãi suất, khiến đồng Euro yếu đi và khu vực đối mặt với nguy cơ suy thoái.

Ngược lại, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tiếp tục tăng lãi suất, dẫn đến một trong những giai đoạn phân kỳ chính sách tiền tệ lớn và kéo dài nhất giữa ECB và Fed kể từ khi đồng Euro ra đời vào năm 1999.

Đồng Euro yếu đi có thể giúp bù đắp một phần bất lợi cạnh tranh cho các nhà xuất khẩu châu Âu nhưng cũng làm tăng chi phí nhập khẩu.

"Những bất ổn về quan điểm của ông Trump đối với các cuộc xung đột Nga-Ukraine hay Trung Đông cũng làm gia tăng rủi ro, từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng khu vực và thậm chí là toàn cầu”, ông Ben May, giám đốc nghiên cứu tại Oxford Economics chỉ ra.

CHÂU Á

Đội ngũ nhà phân tích Macquarie Group đánh giá, chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử năm nay là tin xấu đối với châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, nhưng khu vực đã có sự chuẩn bị tốt hơn so với năm 2016, khi ông Trump lần đầu tiên nhậm chức tổng thống Mỹ.

Mitchell Reiss, một nhà ngoại giao Mỹ và thành viên danh dự tại Viện Dịch vụ Quốc phòng Hoàng gia Anh (RUSI), cho rằng sẽ có một số khác biệt trong cách tiếp cận của Trump lần này. "Điều đáng chú ý trong lần này là số lượng những người có quan điểm cứng rắn về Trung Quốc trong chính quyền của ông Trump. Họ coi Trung Quốc như một đối thủ đang tìm cách độc chiếm Biển Đông và đi ngược lại các giá trị của Mỹ và đồng minh trên toàn thế giới”, ông Reiss nhận xét.

“Rõ ràng là bất ổn Mỹ - Trung sẽ leo thang, gây ra hàng loạt “hiệu ứng Domino” cho khu vực và các chuỗi cung ứng liên kết với Trung Quốc”, Nick Marro, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á tại Economist Intelligence Unit chia sẻ trên tờ Al Jazeera.

a-worker-is-making-textile-export-orders-at-a-production-workshop-of-a-textile-enterprise-in-binzhou-china-on-july-8-2024.jpg
Công nhân tại xưởng sản xuất của một doanh nghiệp dệt may ở Binzhou, Trung Quốc

Không chỉ dừng lại ở Trung Quốc, ông Donald Trump cũng đề xuất áp dụng thuế toàn diện 10-20% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Các biện pháp này sẽ ảnh hưởng đến những nền kinh tế xuất khẩu trong khu vực, bao gồm các quốc gia đồng minh và thân thiện như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Việt Nam.

Oxford Economics ước tính, nhiều quốc gia sẽ chứng kiến xuất khẩu và nhập khẩu giảm tới 3 - 8% ngay cả trong kịch bản thận trọng nhất của ông Trump. Các nhà phân tích tại London School of Economics & Political Science dự đoán, thuế quan bổ sung sẽ khiến GDP của Trung Quốc giảm 0,68%, GDP của Ấn Độ và Indonesia hạ lần lượt 0,03% và 0,06%.

Một yếu tố không chắc chắn khác là thái độ lưỡng lự của ông Trump đối với mối quan hệ truyền thống và liên minh với các quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc. “Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời ông Trump sẽ chuyển từ “ngoại giao dựa trên giá trị” – hợp tác với các quốc gia đồng minh có giá trị tương đồng trong cuộc đối đầu với Trung Quốc và Nga – sang một chính sách đơn phương tập trung vào lợi ích riêng của Mỹ”, tờ báo Hankyoreh của Hàn Quốc cho biết trong một bài xã luận mới đây.

CHÂU MỸ LATIN

Đường lối tiếp cận có phần thất thường của ông Trump đối với ngoại giao, cộng với việc ông sử dụng thuế quan như một công cụ để thương lượng kinh tế và chính trị, có thể làm thay đổi đáng kể tình hình trong khu vực láng giềng theo những cách không thể đoán trước được.

Quốc gia có nguy cơ chịu ảnh hưởng lớn nhất là Mexico. Vào năm 2023, Mexico đã vượt qua Trung Quốc để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ vào năm 2023. Nhập khẩu từ Mexico sang Mỹ đạt gần 476 tỷ USD, trong khi xuất khẩu của Mỹ sang Mexico vào khoảng 323 tỷ USD trong cùng kỳ. Nhưng với khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết" của ông Donald Trump, trong đó khuyến khích và thúc đẩy sản xuất trong nước, thì Mexico sẽ mất đi nhiều cơ hội xuất khẩu và lợi thế cạnh tranh trong quan hệ thương mại song phương.

90vdf.jpg

Ở viễn cảnh xấu nhất, Trump sẽ áp đặt thuế quan cứng rắn đối với Mexico, viện dẫn lý do nước này là kênh trung gian vận chuyển hàng hóa của Trung Quốc sang Mỹ. Điều này có thể gây ra một rạn nứt không thể hàn gắn giữa hai quốc gia láng giềng, và đẩy Mexico tới việc làm điều chưa từng có: gia nhập BRICS.

Trong khi đó, Venezuela đang mong chờ một tín hiệu tích cực hơn. Tháng trước, nước này đã xuất khẩu 280.000 thùng/ngày sang Mỹ, chủ yếu thông qua liên doanh giữa Chevron và công ty dầu quốc doanh PDVSA.

Chevron hoạt động dưới sự miễn trừ được chính quyền Biden cấp phép vào tháng 11/2022. Khi giá dầu đang đối mặt với nhiều rủi ro từ các cuộc xung đột địa chính trị, sẽ không quá ngạc nhiên nếu ông Trump, ngoài việc duy trì các giấy phép hiện tại, còn nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Caracas để giữ giá dầu ở mức thấp và làm hài lòng người dân Mỹ.

Xem thêm

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Trong cả cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là lo ngại về khả năng trở lại chiếc ghế quyền lực của một trong những nhà lãnh đạo khó đoán định nhất: "Trump 2.0".

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

Tính tới 11h30 ngày 6/11, ông Trump đang dẫn trước bà Harris với những phiếu đã kiểm, Đảng Cộng hòa của ông Trump cũng gần như chắc chắn giành thắng lợi tại cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Câu hỏi hiện tại là Trump 2.0 sẽ như thế nào?

Có thể bạn quan tâm

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Những quốc gia giàu có nhất thế giới không chỉ được định hình bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay quy mô dân số nhỏ, mà còn bởi các chính sách tài chính thông minh và khả năng duy trì sự thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động…

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Miuccia Prada và Patrizio Bertelli đều đang chủ động chuẩn bị chuyển giao quyền lực tại "đế chế" Prada cho thế hệ tiếp nối. Điều này không chỉ giúp bảo vệ di sản của gia đình mà còn đảm bảo quá trình kế thừa diễn ra suôn sẻ, tránh những xung đột hay căng thẳng không đáng có…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Cuộc đua tới chiếc ghế quyền lực nhất thế giới đang diễn ra, và sẽ sớm đi tới màn cao trào ngày 5/11. Với tiền lệ từ sau cuộc bầu cử trước, nước Mỹ cũng đang nín thở chờ xem điều gì sẽ xảy ra sau khi ông Trump hoặc bà Harris được tuyên bố thắng cuộc...

Giới nhà giàu Mỹ lập kế hoạch di cư sau bầu cử

Giới nhà giàu Mỹ lập kế hoạch di cư sau bầu cử

Theo báo cáo từ CNBC, nhu cầu sở hữu hộ chiếu thứ hai hoặc chọn nơi cư trú dài hạn ở nước ngoài của các cá nhân giàu có tại Mỹ đang tăng mạnh trong bối cảnh nhiều người tìm kiếm giải pháp để bảo vệ và đa dạng hóa tài sản…

Đằng sau chính sách thuế 0% tại Monaco

Đằng sau chính sách thuế 0% tại Monaco

Monaco nổi tiếng có điều kiện sống tốt và cơ sở hạ tầng công cộng hiện đại dù không thu thuế thu nhập của người dân, từ đó dẫn đến nhiều cuộc tranh luận so sánh với các nước láng giềng Châu Âu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Monaco vẫn có nhiều loại thuế khác để duy trì dịch vụ công chất lượng cao…

Giới đầu tư Châu Âu "nín thở" trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ

Giới đầu tư Châu Âu "nín thở" trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ

Trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang tới gần, các nhà đầu tư Châu Âu thận trọng đưa ra dự đoán về phản ứng của thị trường khi một trong hai ứng cử viên đắc cử. Họ đặc biệt chú ý đến các chính sách của ông Donald Trump và tác động của chúng đối với nền kinh tế toàn cầu…

Giới tài phiệt Mỹ đang nghiêng về "đội Trump" hay "đội Harris"?

Giới tài phiệt Mỹ đang nghiêng về "đội Trump" hay "đội Harris"?

Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp lớn đã công khai lên tiếng ủng hộ các ứng viên tổng thống Mỹ trong cuộc đua 2024. Điều này một lần nữa thể hiện rõ mối quan tâm và sự đồng tình của giới kinh doanh Mỹ đối với các chính sách kinh tế mà mỗi ứng viên đại diện…