Một video được phát sóng trên Youtube của một sinh viên Hàn Quốc, tái diễn lại một quảng cáo của Uniqlo đã được lan truyền và dậy lên một làn sóng yêu cầu phía công ty phải đứng ra xin lỗi.
Quảng cáo của Uniqlo phát sóng trong tháng này tại Hàn Quốc và các thị trường khác. Trong quảng cáo, Iris Apfel - biểu tượng phong cách Mỹ 97 tuổi, trò chuyện với nhà thiết kế thời trang 12 tuổi Kheris Rogers. Khi Rogers hỏi bà Iris Apfel bà đã từng ăn mặc như thế nào khi là một thiếu niên? Bà Apfel đã đáp rằng: Bà không thể nhớ được thời gian lâu về trước như thế.
Nhưng thay vì một bản dịch theo nghĩa đen của câu nói đó, bản quảng cáo ở Hàn Quốc lại mang phụ đề với nội dung: Ôi chúa ơi, làm sao bà có thể nhớ được cái gì đó diễn ra vào 80 năm trước được?
Trong video của sinh viên Hàn Quốc - Youn Dong-hyeun, người đang theo học ngành lịch sử đã đứng cạnh bà Yang Geum-deok, một phụ nữ 90 tuổi - từng là nạn nhân của lao động cưỡng bức cho Misubitshi Nhật Bản trong thế chiến thứ hai. Youn đã hỏi bà Yang rằng hồi nhỏ bà đã gặp phải khó khăn, khổ sở như thế nào. Bà Yang trả lời: :”Cả đời cũng không thể quên được những ký ức đau đớn khủng khiếp đó cháu ạ.” Youn đã bổ sung cả phụ đề tiếng Nhật và tiếng Anh trong video của mình.
Hàn Quốc và Nhật Bản đã có một quãng thời gian lịch sử đầy biến động và cay đắng từ thời kỳ thuộc địa Nhật Bản tại Hàn Quốc từ năm 1910 đến 1945. Vô số phụ nữ trẻ Hàn Quốc đã bị đối xử tàn tệ, bị cưỡng bức và ép buộc phải làm việc trong các nhà thổ quân đội.
Quan hệ hai nước hiện đang ngày càng đi xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua, sau phán quyết của Toà an tối cao Hàn Quốc yêu cầu các công ty Nhật Bản như Nippon Steel & Sumitomo Metal Corp và Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi phải bồi thường cho những người lao động cưỡng bức thời chiến. Nhật Bản nói rằng các vấn đề đều đã được giải quyết khi hai bên kí hiệp đình hoà bình vào năm 1965. Vào tháng 7 vừa qua, Nhật Bản đã siết chặt xuất khẩu nguyên liệu công nghệ cao sang Hàn Quốc, và để “đáp lại” người tiêu dùng Hàn Quốc đã kiên quyết tẩy chay hàng loạt các sản phẩm khác của Nhật Bản từ bia rượu cho đến bút viết.
Một nhân viên cấp cao giấu tên của Uniqlo tại Seoul chia sẻ: “Quảng cáo hay Uniqlo đều không hề có ý định động chạm tới vấn đề về cưỡng bức thời chiến hay tranh chấp Hàn-Nhật.”
Uniqlo trong thời gian vừa qua đã chứng kiến doanh số bán hàng sụt giảm nghiêm trọng và buộc phải đóng cửa hầu hết các cửa hàng Uniqlo tại Hàn Quốc. Với làn sóng phản đối diện rộng hiện nay, hàng trăm người biểu tình đã xuống phố yêu cầu một lời xin lỗi chính thức từ Uniqlo. Anh Bang Seulkichan, 22 tuổi, nằm trong số những người biểu tình trước cửa cửa hàng Uniqlo tại Seoul, cầm một chiếc biển ghi rõ: Chế độ thực dân 80 năm trước - chúng tôi NHỚ!
Nguồn: Reuters