Vietjet hãng hàng không giá rẻ và cách PR "rẻ tiền"

Có thể khẳng định Vietjet đã để lại một hình ảnh rất xấu xí trong buổi đón tiếp U23 Việt Nam, nhưng nếu nhìn nhận trên phương diện truyền thông đây lại là thành công của hãng khi sự việc được người dâ
Vietjet hãng hàng không giá rẻ và cách PR "rẻ tiền"

Không phải lần đầu

Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến việc U23 Việt Nam, chớp lấy cơ hội đó Vietjet đã nhanh chân đăng ký đưa đội tuyển về nước. Việc làm đáng hoan nghênh và không có nhiều điều phải nói đến khi hãng này đã đem người mẫu mặc bikini lên máy bay và gây ra những phản ứng gay gắt trong dư luận.

Hôm nay 30/1, Cục Hàng không Việt Nam chính thức có Thông cáo báo chí về việc Công ty cổ phần hàng không Vietjet tổ chức sự kiện trên chuyến bay chở Đội tuyển U23 Việt Nam từ Thường Châu (Trung Quốc) về Sân bay quốc tế Nội Bài.

Việc Vietjet bị phạt vì hành vi trên là lẽ đương nhiên và có lẽ cũng không nằm ngoài dự tính của hãng khi trong quá khứ Vietjet cũng đã bị xử phạt về hành vi tương tự.

Ngày 3/8/2012, nhằm tạo ấn tượng và tạo sự vui vẻ cho hành khách trên chuyến bay đầu tiên từ Tp.HCM đi Nha Trang, hãng đã tổ chức sự kiện múa bikini và tặng quà cho hành khách trên máy bay với năm vũ công được lựa chọn từ các người đẹp của cuộc thi Miss Ngôi sao, trong đó có một người đẹp là tiếp viên của hãng.

Các vũ công trong trang phục cách điệu từ trang phục của các cô gái xứ Hawaii đã múa vũ điệu Hula trong vòng ba phút ngay trên lối đi của máy bay. Nhiều hành khách đã dùng điện thoại di động quay lại cuộc trình diễn này và tung lên mạng.

Sau khi báo chí và dư luận phản ánh, Cục Hàng không VN đã ký quyết định phạt Hãng hàng không giá rẻ 20 triệu đồng.

Tuy nhiên, đến tháng 7/2014, VietJet lại có màn chào đón mùa hè với vũ điệu Hawaii nóng bỏng trên chuyến bay khai trương TP.HCM - Singapore. Các vũ công nóng bỏng cũng đi dọc lối đi hành khách trong khoang máy bay, trình diễn những vũ điệu nóng bỏng.

Báo chí nước ngoài đưa tin về sự việc Vietjet đem người mẫu mặc bikini chào đón U23VN

Và sau mỗi lần kịch bản lặp lại người dân lại nhắc đến Vietjet nhiều hơn và cũng không ít các ý kiến chê bai đòi tẩy chay hãng hàng không này nhưng trái ngược lại Vietjet càng ngày càng lãi lớn và CEO của hãng đã trở thành tỷ phú đô la.

Nói một cách đơn giản Vietjet vẫn là ông vua trong phân khúc giá rẻ và khách hàng có nhu cầu gần như không có sự lựa chọn nào khác.

Nghĩ đến sự việc VietJet lần này thì một vị việc tương tự còn nặng nề hơn sự cố truyền thông của Vietjet nhưng qua nửa năm mọi thứ lại trở về với vị trí ban đầu và mọi việc đã dần chìm vào quên lãng của hãng hàng không United Airlines.

Khi mọi thứ đều không quan trọng bằng giá tiền

Ngày 9 tháng 4 năm 2017, một đoạn video clip bất ngờ xuất hiện khắp nơi trên mạng, trong đó một người đàn ông châu Á đang bị hai nhân viên an ninh trấn áp bạo lực khi từ chối nhường lại một ghế máy bay.

Trong phút chốc, đoạn video clip lan truyền khắp thế giới. Danh tính người đàn ông được xác định tên David Dao, và tình huống xảy ra do hãng hàng không United Airlines đã áp dụng chính sách đặt vé quá hạn mức (overbook).

Khi áp dụng chính sách này, số ghế trống do khách hàng hủy vé sẽ được giảm xuống tối thiểu, đổi lại hãng hàng không sẽ phải bồi thường một khoản chi phí cho khách hàng trong trường hợp thiếu ghế. Trong chuyến bay ngày hôm đó, do phải ưu tiên 4 ghế cho phi hành đoàn của một hãng hàng không lên đường thực hiện một chuyến bay khác, 4 hành khách đã được yêu cầu nhường ghế.

Mọi chuyện sẽ không phải là vấn đề lớn nếu 1 trong 4 hành khách “may mắn” đó – vốn là một bác sĩ – không từ chối với lý do đã có hẹn với nhiều bệnh nhân. Tình huống xung đột leo thang khi các nhân viên an ninh của hãng United Airlines đã ra tay tấn công và kéo lên vị khách này xuống máy bay. Toàn bộ sự việc được các hành khách khác ghi lại qua điện thoại và ngay lập tức chia sẻ trên các mạng xã hội.

Không phải lần đầu Vietjet dùng chiêu bài đưa người mẫu ăn mặc thiếu vải lên máy bay

Làn sóng phản đối bùng nổ khắp mọi nơi. United Airlines có thể đề nghị hành khách nhường chỗ, nhưng việc hành xử bạo lực đến đổ máu như thế rõ ràng không phải là cách thức thuyết phục hợp lý.

Dù rằng đã lên tiếng xin lỗi và đề nghị bồi thường, scandal này đã ngay lập tức gây thiệt hại nặng nề đến hình ảnh thương hiệu của hãng. Một tuần sau khi xảy ra scandal nói trên, theo khảo sát, có đến 47% người Mỹ không có thiện cảm với United Airlines.

Thậm chí, một tháng sau đó, khi được hỏi lại, phần lớn người Mỹ vẫn xem thương hiệu này mang đầy dấu hiệu tiêu cực. Mọi chuyện tưởng chừng như không thể cứu vãn được nữa và ngày tàn của công ty có vẻ đã rất gần.

Thế nhưng, một thời gian sau, khi quay lại xem xét các con số vào cuối năm, các nhà phân tích đã cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Bằng cách nào đó, chỉ số yêu thích thương hiệu đã dần hồi phục từ đáy, quay trở lại mức đầu năm. Doanh thu của United Airlines trong quý 2 và quý 3 vẫn đạt con số gần 10 tỷ đô la, đạt mức tăng trưởng so với cùng kì.

Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu của hãng sau khoảng thời gian sụt giảm khi diễn ra sự cố đã tăng từ khoảng 70 đô la lên mốc 82 đô la, trước khi giảm, tăng và lại giảm theo những diễn biến kinh doanh rất bình thường.

Hài hước hơn, một cuộc khảo sát được tổ chức vào tháng 12 cho thấy chỉ còn 33% người Mỹ còn nhớ chính xác về sự kiện diễn ra vào tháng 4, giảm một nửa so với mức 67% sau thời gian diễn ra scandal.

Dường như, nhìn tổng thể, chẳng ai còn nhớ nhiều về thảm họa của United Airlines và sự cố này cũng chẳng ảnh hưởng gì mấy đến kết quả kinh doanh chung của hãng.

Khi cố đi tìm câu trả lời cho hiện tượng này, các nhà phân tích đã nhận thấy một yếu tố làm nên sự khác biệt. Sau thời điểm xảy ra scandal, số liệu thống kê cho thấy số người sẵn sàng mua vé máy bay của United Airlines giảm mạnh trong vòng 2 tháng.

Một cuộc khảo sát vào ngày 12 tháng 4 cho thấy, khi được chọn giữa 2 hãng máy bay American Airlines và United Airlines ở cùng một mức giá (204 đô la), chỉ có 30% sẵn lòng chọn kẻ xấu xa.

Thế nhưng, khi giá vé máy bay của American Airlines tăng thêm 66 đô la (thành 270 đô la), tinh thần trừ gian diệt bạo bắt đầu lung lay khi có tới 60% khách hàng ngã về kẻ đang mang tiếng.

Năm tháng sau đó, các nhà khảo sát đã thử quay lại các vị khách hàng để xem lúc này họ sẽ chọn ra sao. Ở cùng một mức giá vé, giờ đây có đến 48% sẵn lòng lựa chọn gã xấu xa ngày nào. Thú vị hơn, khi giá vé của American Airlines tăng lên, có tới 86% khách hàng nghiêng về bên rẻ hơn – United Airlines.

Có vẻ như, trong tiềm thức khách hàng, giờ đây câu chuyện về David Dao đã chìm vào quên lãng. Tất cả những gì họ còn quan tâm chỉ là giá tiền, dịch vụ cơ bản và lịch trình di chuyển, những yếu tố tất yếu khi cần đặt vé đi máy bay.

Sau tất cả, con tim đã thua cuộc trước chiếc ví, và khách hàng trở lại đúng như hình dạng nguyên thủy của mình, mọi thứ đều không quan trọng bằng giá tiền.

Vụ việc có nhiều điểm khá tương đồng, nhưng đối với United Airlines là một sự cố ngoài mong muốn còn với Vietjet có lẽ đã nằm trong “tính toán” và nếu tính về mục đích truyền thông có thể nói đây là thành công của hãng.

Vì rất có thể sau một thời gian nữa mọi thứ lại trở lại bình thường như sự cố của United Airlines và Vietjet vẫn tang trưởng mạnh như những năm qua.

Có thể bạn quan tâm