Vượt qua Anh, Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 7 của Mỹ

Tỷ trọng thương mại hàng hoá giữa Vương quốc Anh và Mỹ đã giảm xuống 2,6% trong 10 tháng đầu năm nay trong khi tỷ trọng này giữa Việt Nam và Mỹ tăng lên 2,7%, theo dữ liệu của Cục Thống kê dữ liệu dân số Hoa Kỳ.

đối tác thương mại hàng hoá Viẹt Nam Hoa Kỳ

Tính cả năm trong gần 20 năm trở lại đây, 07 quốc gia là đối tác thương mại hàng hoá hàng đầu của Hoa Kỳ luôn là Canada, Mexico, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc và Vương quốc Anh, mặc dù vị trí của họ trong nhóm có sự thay đổi qua các năm. 

Việt Nam đã không xuất hiện trong danh sách Top 15 của thống kê này cho đến năm 2019 và đã tăng hạng kể từ đó. Năm 2021, Việt Nam xếp thứ 10 trong danh sách 10 đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ. 

Năm 2022, Việt Nam dự kiến vượt qua Anh - quốc gia giữ vị trí thứ 7 trong những đối tác thương mại hàng đầu lâu năm của Hoa Kỳ. Đây cũng sẽ là lần đầu tiên Vương quốc Anh không nằm trong danh sách này, kể từ sau năm 2004.

Tỷ trọng thương mại của Trung Quốc trong 10 tháng qua đạt 13,2%, suy giảm đáng kể sau khi đạt định 16,4% vào năm 2017. Các thống kê này được tổng hợp trước và cả sau đại dịch để thể hiện sự ảnh hưởng và xu hướng thương mại mạnh mẽ của các nước này với Mỹ. 

Khi các công ty Mỹ đang có xu hướng tìm kiếm các nhà cung cấp ngoài Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại giữa Bắc Kinh và Washington thì tỷ trọng thương mại của Mỹ với các nước như Mexico và Việt Nam đã tăng lên.

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong 11 tháng đã tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Tổng cục Thống kê. 

Mexico cũng công bố con số kim ngạch xuất khẩu kỷ lục 52 tỷ USD trong tháng 9/2022, chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ từ Mỹ. Các lô hàng bao gồm linh kiện về tàu thuyền, xe cộ và máy tính đang dẫn đầu sự bùng nổ xuất khẩu của Mexico với Mỹ, theo báo cáo của Bloomberg vào tháng trước.

Xem thêm

Năm 2023, sẽ thương mại hóa 5G

Năm 2023, sẽ thương mại hóa 5G

Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…