Dự án nạo vét kênh Sào Khê đội vốn 36 lần làm nóng nghị trường

Dự án nạo vét sông Sào Khê đội vốn 36 lần ở Ninh Bình và hiện nay dự án vẫn đang chậm trễ sau 17 năm triển khai, gây lãng phí lớn đã làm nóng nghị trường Quốc hội với hàng loạt câu hỏi, luận điểm của
Dự án nạo vét kênh Sào Khê đội vốn 36 lần làm nóng nghị trường

Chiều 28/5, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Bùi Văn Phương, đã cung cấp thêm một số thông tin về dự án nạo vét kênh Sào Khê đội vốn lên tới 36 lần gây xôn xao dư luận.

Theo ông Phương, dự án nạo vét sông Sào Khê được triển khai trước khi có Luật Đầu tư công. Ông nhấn mạnh không phải tất cả dự án điều chỉnh đều là sai và mờ ám. “72 tỷ điều chỉnh lên 2.600 tỷ đồng khiến người dân băn khoăn việc quản lý Nhà nước điều hành như thế nào”, ông Phương nói.

Tranh luận lại đại biểu Phương, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng dự án nạo vét sông Sào Khê dự án đầu tư mà đội vốn tới 36 lần, từ 72 tỷ lên gần 2.600 tỷ thì "có nghĩa là không hiệu quả, ảnh hưởng tiêu cực, làm gánh nặng cho nền kinh tế".

Trong khi Ninh Bình đang có số nợ đọng 5.900 tỷ đồng xây dựng cơ bản. Ngân sách chỉ có thể bố trí 2.000 tỷ đồng, còn khoảng 3.900 tỷ đồng không biết lấy nguồn đâu để bố trí.

“Trên thế giới, một dự án phát triển tăng vốn lên 36 lần như vậy thì không thể giải thích gì thêm được. Đầu tư quan trọng nhất là chất lượng và hiệu quả. Khi đã kéo dài là không hiệu quả, tác động ngược lại nền kinh tế, là gánh nặng nền kinh tế khi đội vốn, kéo dài”, ông Nghĩa tranh luận.

Đại biểu TP.HCM đề nghị cần thanh tra lại dự án, xem đâu là khách quan, đâu là chủ quan.

“Cái gì đáng khen thưởng thì khen thưởng. Cái gì đáng khắc phục sửa chữa thì sửa chữa. Trong các hiện tượng đó, cần có kết luận thanh tra cho đàng hoàng. Các đồng chí Ninh Bình cũng không băn khoăn thắc mắc, cử tri cũng được biết”, ông nói.

Có thể bạn quan tâm