1000 quân Mỹ có thể ở lại Afghanistan

Ngày 30/6, CNN dẫn nguồn các quan chức Mỹ giấu tên cho biết, Mỹ có thể hoàn thành việc rút quân ra khỏi Afghansitan trong những ngày tới, nhưng sẽ duy trì sự hiện diện khoảng 1.000 binh lính để bảo vệ các cơ quan ngoại giao.

Trả lời phỏng vấn của CNN, một quan chức quốc phòng nói: “Tuần này có thể là một tuần quan trọng trong tiến trình rút quân và kết thúc quá trình này”.

Một quan chức quốc phòng khác khẳng định với CNN ngày 29/6, số lượng lính Mỹ ở Afghanistan để bảo vệ đại sứ quán và an ninh sân bay sẽ không được vượt quá 650.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby cho biết, việc Mỹ rút quân không có nghĩa là sẽ chấm dứt sứ mệnh Kiên quyết Hỗ trợ của NATO ở Afghanistan, mặc dù vào tháng 4, NATO đã quyết định bắt đầu và hoàn thành việc rút quân trong vòng vài tháng.

Ngày 29/6, phát ngôn viên Kirby nói với các phóng viên trong buổi họp báo: “Theo sự hiểu biết của tôi, hoàn thành việc rút các lực lượng Mỹ khỏi Afghanistan, tất nhiên là chấp nhận những thực tế hiện tại, bảo vệ sự hiện diện ngoại giao của chúng ta trên đất nước này, điều đó không có nghĩa là sự kết thúc của Chiến dịch Kiên quyết Hỗ trợ. Thực sự, đó là một câu hỏi dành cho NATO".

Đức hoàn thành việc rút quân khỏi Afghanistan.
Đức hoàn thành việc rút quân khỏi Afghanistan.

Ngày 29/6, Đức đã rút hoàn toàn quân đội khỏi Afghanistan. Những người lính cuối cùng rút khỏi thành phố Mazar ở phía bắc quốc gia này. Đơn vị này là các quân nhân lực lượng đặc biệt KSK, được giao nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho doanh trại NATO trong quá trình di chuyển.

Khi quân đội Mỹ và NATO đang hoàn thành những công việc cuối cùng của tiến trình rút quân, lực lượng Taliban đang tiếp tục giành được nhiều vùng lãnh thô hơn. Mặc dù lực lượng vũ trang và an ninh Afghanistan cố gắng chống lại các cuộc tấn công, nhưng liên tục thất bại.

Theo các quan chức địa phương, lực lượng Taliban đang đẩy mạnh cuộc tấn công vào Ghazni, giao chiến ác liệt với các lực lượng vũ trang Afghanistan, sử dụng vũ khí hạng nặng và chất nổ cố gắng tấn chiếm chiếm thành phố miền trung Afghanistan.

Trong ngày 29/6, Taliban tiến công trên tuyến đường cao tốc nối thủ đo Kabul với tỉnh miền nam Kandahar, đầy lùi các đơn vị vũ trang của chính phủ.

Cùng với việc quân đội Mỹ và các lực lượng NATO vội vã rút lui từ đầu tháng 5, Taliban tiến công vào lực lượng vũ trang chính phủ Kabul trên khắp vùng nông thôn và chiếm được 177 quận trong số hơn 400 quận của đất nước này.

Quân đội Afghanistan tiến công tái chiếm lại quận Quận Shinwari thuộc tỉnh Parwan.

Quốc hội và chính quyền Mỹ lo lắng trước những làn sóng tấn công liên tiếp của Taliba, nhưng hoàn toàn không thể làm bất cứ điều gì ngoài những tuyên bố chính trị.

Tướng Austin Scott Miller, chỉ huy và giám sát việc rút quân cho biết, ông vô cùng lo ngại về nhữngtiến bộ của Taliban khi cuộc chiến giữa quân nổi dậy và lực lượng chính phủ Afghanistan do Mỹ hậu thuẫn mở rộng trên khắp đất nước và ngày càng tiến gần đến thủ đô Kabul.

Trả lời phỏng vấn các phóng viên tại thủ đô Kabul Afghanistan, viên tướng Mỹ mô tả tình hình an ninh là “hiện nay rất không tốt”. Ông khẳng định, lực lượng nổi dậy Taliban đang cố gắng giành quyền kiểm soát đất nước bằng vũ lực và sẽ dẫn đến thảm họa.

Quân đội Đức hoàn thành rút quân khỏi Afghanistan.

Miller nói: “Một cuộc tiếp quản bằng sức mạnh quân sự không vì lợi ích của bất kỳ ai, chắc chắn không phải vì lợi người dân Afghanistan. Sự sụp đổ của các quân huyện đang ảnh hượng nặng nề đến tình hình an ninh chung của người dân, của các tỉnh lỵ và chắc chắn là an ninh của thủ đô Kabul”.

Ông cũng cảnh báo, những lực lượng dân quân ủng hộ chính phủ trên khắp đất nước đang cùng với lực lượng vũ trang an ninh Afghanistan chiến đấu để ngăn chặn các cuộc tấn công của Taliban, đất nước này có thể rơi vào cuộc nội chiến.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...