15/20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới nằm tại Ấn Độ

Biểu đồ dưới đây xếp hạng các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới dựa trên nồng độ bụi mịn PM2.5 trong năm 2022...
thành phố ô nhiễm

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), gần như toàn bộ dân số thế giới đang hít thở bầu không khí ô nhiễm, vượt qua ngưỡng giới hạn về chất lượng mà cơ quan này đề ra. Trong đó, nồng độ của các chất ô nhiễm như carbon monoxide, sulfur dioxide, nitrogen dioxide, hạt vật chất và tầng ozon đều đang ở mức đáng báo động.

Một trong những chỉ số chuẩn được WHO dùng để xác định chất lượng không khí là nồng độ bụi mịn có đường kính nhỏ hơn 2,5 micron (PM2.5). Đây là một trong những thành phần gây ô nhiễm nguy hại nhất tới sức khỏe con người, có thể làm tổn thương các bộ phận nội tạng quan trọng của cơ thể. Thậm chí, chất lượng không khí kém là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm trên toàn cầu, chỉ đứng sau huyết áp cao, sử dụng thuốc lá và chế độ ăn kém.

Theo một nghiên cứu năm 2020 của Viện Hiệu ứng Sức khỏe, 6,67 triệu người đã tử vong do ô nhiễm không khí trong năm 2019.

Bên cạnh những hậu quả về người, chi phí toàn cầu về tổn thất sức khỏe do ô nhiễm không khí hiện đã lên tới 8,1 nghìn tỷ USD. 

Tại thành phố ô nhiễm nhất thế giới, Lahore (Pakistan) phải đối mặt với một lượng khí thải khổng lồ từ giao thông và công nghiệp, cũng như từ lò gạch, tro cỏ, đốt rác tổng hợp và bụi từ các công trường xây dựng. Mức độ ô nhiễm không khí cũng chịu ảnh hưởng bởi các hành động chặt phá rừng quy mô lớn để xây dựng đường và tòa nhà. 

Do dân số tăng nhanh và ngành công nghiệp mở rộng, Ấn Độ có 15 thành phố trong danh sách, vượt qua cả Trung Quốc, nơi trước đây được đánh giá là quốc gia có độ ô nhiễm không khí hàng đầu trên thế giới.

Tại châu Phi, Chad là quốc gia duy nhất nằm trong danh sách của WHO, do nước này từng trải qua một cơn bão cát nghiêm trọng vào năm 2022, dẫn đến mức tăng 18% trong nồng độ PM2.5 so với năm trước đó.

Trên toàn thế giới, vấn đề ô nhiễm không khí đang trở thành một thách thức đáng lo ngại, tác động tiêu cực tới tất cả các khía cảnh của xã hội. Hệ quả của ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng chục triệu người mỗi năm mà còn là sự mất mát đáng kể về mặt kinh tế. Để giải quyết vấn đề cần tới những nỗ lực đồng bộ từ các quốc gia, tổ chức quốc tế và cá nhân để cải thiện chất lượng không khí và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...