5 Giám đốc bị truy nã trong vụ AIC gồm những ai ?

Ngoài bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã truy nã 5 bị can khác là giám đốc các doanh nghiệp trong vụ AIC.

Liên quan đến vụ AIC, C03 còn khởi tố thêm bị can Nguyễn Thị Sen (SN 1984, thường trú tại phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội), nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế và Môi trường.

Bị can Nguyễn Thị Tích (SN 1962, thường trú tại phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội), tổng giám đốc Công ty Cổ phần Mopha.

Bị can Đỗ Mỹ Hạnh (SN 1982, thường trú tại phường 11, quận 5, TP.HCM), Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Quốc tế Cát Vân Sa.

Bị can Nguyễn Đăng Thuyết trong vụ AIC
Bị can Nguyễn Đăng Thuyết trong vụ AIC

Đáng chú ý là các bị can Ngô Thế Vinh (SN 1965; thường trú tại phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM), Giám đốc Công ty TNHH kinh doanh trang thiết bị y nha khoa Việt Tiên. Và bị can Nguyễn Đăng Thuyết (SN 1970, thường trú tại phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội), nguyên Giám đốc Công ty TNHH Thành An Hà Nội.

Hai bị can Ngô Thế Vinh và Nguyễn Đăng Thuyết đều đang sinh sống tại Mỹ, bị can Vinh có 2 quốc tịch Việt Nam và Mỹ.

Bị can Nguyễn Đăng Thuyết (SN 1970, thường trú tại phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội) chịu cáo buộc đã gây thất thoát hơn 40 tỷ đồng.

Các bị can trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai và  AIC, đều bị khởi tố điều tra về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng". Tại thời điểm C03 tống đạt quyết định khởi tố, lệnh bắt tạm giam, những bị can này đã bỏ trốn.

Theo kết luận điều tra của C03, đã có 36 bị can bị đề nghị truy tố trong vụ AIC này, với cáo buộc gây thiệt hại 152 tỷ đồng của Nhà nước.

5 Giám đốc bị truy nã trong vụ AIC gồm những ai ? ảnh 2

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...