90 ngân hàng trung ương trên thế giới đã tiến hành tăng lãi suất

Tính từ đầu năm tới nay, đã có khoảng 90 ngân hàng trung ương trên thế giới đã tiến hành tăng lãi suất.
90 ngân hàng trung ương trên thế giới đã tiến hành tăng lãi suất

Nhằm chủ động thích ứng kịp thời với diễn biến thị trường trong - ngoài nước cũng như ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã hạ quyết định điều chỉnh các mức lãi suất.

Kể từ đầu năm tới nay, đã có khoảng 90 ngân hàng trung ương trên thế giới đã tiến hành tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Áp lực giá cả leo thang đe dọa đến triển vọng kinh tế, đang khiến việc điều chỉnh chính sách lãi suất trở thành nhiệm vụ cấp bách với giới hoạch định chính sách toàn cầu.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hiện đang dẫn đầu xu hướng điều chỉnh chính sách lãi suất, với 7 đợt tăng kể từ đầu năm tới nay và dự kiến sẽ tiếp tục thực hiện 2 đợt tăng nữa trong phần còn lại của năm.

Giới chức FED cũng cam kết sẽ hành động cẩn trọng để không đẩy nền kinh tế đối mặt với rủi ro.

"Hãy luôn nhớ rằng Ngân hàng Trung ương Mỹ sẽ không phá hủy nền kinh tế Mỹ. Mục tiêu của họ là chống lạm phát. Họ sẽ cố gắng cho đến một giới hạn. Nếu nền kinh tế chịu tổn thương, họ sẽ dừng lại", ông Robert Halver - chuyên gia phân tích ngân hàng Baader cho biết.

Giới chức ngân hàng trung ương cũng đều lên tiếng khẳng định quyết tâm điều chỉnh lãi suất để kiềm chế lạm phát, coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Ông Andrew Bailey - Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) khẳng định: "Chúng tôi sẽ không ngần ngại tăng lãi suất để đáp ứng mục tiêu lạm phát và khi mọi thứ diễn ra như hiện nay, tôi dự đoán rằng áp lực lạm phát sẽ đòi hỏi một phản ứng mạnh mẽ hơn dự tính ban đầu".

"Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã đánh giá điều kiện kinh tế và thấy rằng, nền kinh tế vẫn đang phục hồi, sau hai đợt tăng lãi suất gần đây. Chúng tôi tin tưởng rằng, việc tăng lãi suất sẽ không gây thêm quá nhiều áp lực chi phí cho các doanh nghiệp", ông Arkhom Termpittayapaistth - Bộ trưởng Tài chính Thái Lan nói.

Hồi tháng 9, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã lên tiếng nhấn mạnh vai trò của các ngân hàng trung ương trên thế giới trong cuộc chiến chống lạm phát. Theo IMF, tình hình lạm phát cao vẫn con dai dẳng và bao phủ trên phạm vi rộng hơn so với dự báo, do vậy các thể chế tài chính cần phải kiên trì cho đến khi tình hình thực sự được cải thiện.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...