Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Nhà Trắng bác bỏ thông tin Mỹ cắt giảm thuế quan với Trung Quốc

Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent lên tiếng bác bỏ các báo cáo cho rằng Mỹ sẽ đơn phương cắt giảm thuế quan, đồng thời nhấn mạnh nếu muốn hạ nhiệt căng thẳng thương mại sẽ cần tới sự nhượng bộ từ cả hai bên…

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent

Phát biểu trước các phóng viên ở Washington vào ngày 23/4, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực hạ nhiệt nào trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đều phải là hành động mang tính hai chiều, đồng thời bác bỏ các ý kiến cho rằng Tổng thống Donald Trump sẽ đơn phương giảm thuế đối với hàng hóa Trung Quốc.

Đề xuất của ông Bessent về việc cả hai bên đều cần phải xuống thang một lần nữa lặp lại tuyên bố được đưa ra tại hội nghị của JPMorgan đầu tuần qua, nơi ông đồng thời cảnh báo cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung là không bền vững. Tuy nhiên, cả hai nước hiện chưa có cuộc đàm phán thương mại nào.

Ông Bessent còn nhắc lại rằng mức thuế quyết liệt mà Mỹ và Trung Quốc đang áp đặt lên nhau hiện nay tương đương như một lệnh cấm vận. Cụ thể, chính quyền Donald Trump đã áp thuế 145% đối với hàng hóa Trung Quốc, trong khi chính phủ Trung Quốc đáp trả bằng mức thuế 125%.

Cũng trong khuôn khổ sự kiện, ông Bessent đã chia sẻ thêm với giới đầu tư rằng theo dữ liệu từ hai tuần trước, số đơn đặt chỗ vận chuyển container bằng đường biển từ Trung Quốc sang Washington đã giảm 64%.

“Việc hai nước cắt đứt quan hệ thương mại không mang lại lợi ích cho bất kỳ ai”, ông Bessent chia sẻ.

Nhưng khi được hỏi liệu Mỹ có đơn phương đưa ra đề nghị để hạ nhiệt căng thẳng thương mại với Trung Quốc hay không, Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã thắng thắn trả lời: “Hoàn toàn không.”

Những phát biểu của ông Scott Bessent được đưa ra sau khi tờ Wall Street Journal đưa tin ông Trump đang cân nhắc việc giảm thuế với Trung Quốc.

Phía Nhà Trắng khẳng định, ông Trump đã nói rõ Trung Quốc cần phải đạt được một thỏa thuận với Mỹ. “Khi có quyết định về thuế quan, nó sẽ đến trực tiếp từ tổng thống. Mọi thứ khác chỉ là suy đoán thuần túy”, tuyên bố của Nhà Trắng cho biết.

Sau các phát biểu của Bộ trưởng Bessent, thị trường chứng khoán Mỹ đã thu hẹp một phần đà tăng trước đó, khiến chỉ số S&P 500 chỉ còn tăng khoảng 2,2%, trong khi đó, chỉ số Nasdaq Composite vốn thiên về công nghệ vẫn giữ được mức tăng 3,2%.

Trước đó, cả hai chỉ số đều giảm mạnh vào phiên 21/4 do lo ngại rằng ông Trump đang xem xét sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ đã trấn an thị trường với tuyên bố ông không hề có ý định đó.

Có rất nhiều bình luận nói rằng thật khó để diễn giải các phát biểu của cả ông Bessent và ông Donald Trump. “Ai mà biết được nên đánh giá thế nào về những gì Bessent nói về Trung Quốc hay việc ông Trump đổi ý về chủ tịch Fed. Thị trường giờ chẳng khác gì một cái yo-yo lúc lên lúc xuống”, một nhà đầu tư tại New York trả lời phóng viên tờ Financial Times.

Cũng theo thông tin của Financial Times, như nhiều nguồn tin thân cận với các cuộc thảo luận ở Washington và Bắc Kinh đã hé lộ, Trung Quốc luôn coi các mức thuế của ông Trump là một hình thức bắt nạt kinh tế và sẽ quyết không nhượng bộ.

Bản thân ông Donald Trump từng ngỏ ý muốn đàm phán trực tiếp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng phía đối tác đã làm rõ rằng họ chưa cân nhắc một cuộc điện đàm, chứ chưa nói đến một hội nghị thượng đỉnh, cho đến khi các quan chức hai bên thống nhất được các khung cơ bản của một thỏa thuận thương mại khả thi.

“Cả hai bên đều đang chờ bên kia lên tiếng”, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent lưu ý, đồng thời từ chối đưa ra mốc thời gian cho các cuộc đàm phán.

“Sự bất định và thiếu nhất quán là chất độc đối với kinh tế. Với việc liên tục thay đổi lập trường và rút lại các cam kết trước đó, Nhà Trắng đã khiến mọi người nghi ngờ các tuyên bố của họ”, ông Steven Grey, Giám đốc đầu tư tại Grey Value Management nhận định.

Xem thêm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Thuế quan vô tình "cản trở" thỏa thuận TikTok Mỹ

Thuế quan vô tình "cản trở" thỏa thuận TikTok Mỹ

Theo Reuters đưa tin, thỏa thuận bán lại hoạt động TikTok Mỹ dường như đã bị hoãn lại sau khi phía Trung Quốc đưa ra tín hiệu phản đối trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang do thuế quan…

Những "đại gia" nào đang “nhăm nhe” mua lại TikTok Mỹ?

Những "đại gia" nào đang “nhăm nhe” mua lại TikTok Mỹ?

Khi thời hạn ngày 5/4 đến gần, TikTok một lần nữa đứng trước nguy cơ bị cấm tại Mỹ nếu không tách khỏi công ty mẹ ByteDance. Hiện tại, Tổng thống Donald Trump đang chủ động thảo luận với các cố vấn về những nhà đầu tư tiềm năng nhằm tìm kiếm giải pháp cho ứng dụng này…