Alibaba sa thải quản lý cấp cao vì cáo buộc quấy rối nhân viên

Tập đoàn thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba Group Holding đã sa thải một quản lý cấp cao vì cáo buộc quấy rối một nữ nhân viên và sẽ thiết lập các chính sách để ngăn chặn tình trạng này tại nơi công sở.
Alibaba sa thải quản lý cấp cao vì cáo buộc quấy rối nhân viên

Người quản lý giấu tên - thuộc bộ phận City Retail (Bán lẻ Thành phố) của Alibaba - đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ giao hàng tạp hóa từ các siêu thị địa phương - đã bị sa thải và sẽ không bao giờ được tuyển dụng trở lại ở công ty, CEO Daniel Zhang viết trong một bản ghi nhớ được xuất bản trên mạng nội bộ của Alibaba mà Reuters nắm được. 

Người đàn ông này đã thú nhận với ban quản lý về "hành vi thân mật" với nhân viên khi cô này đang say rượu, CEO Zhang cho biết thêm trong bản ghi nhớ, đồng thời nhấn mạnh rằng cảnh sát đang điều tra sự việc.

“Tập đoàn Alibaba có chính sách không khoan nhượng đối với hành vi sai trái. Việc đảm bảo tập đoàn là một nơi làm việc an toàn cho tất cả nhân viên ưu tiên luôn là hàng đầu của Alibaba”, người phát ngôn của công ty nói với Reuters khi được hỏi về bản ghi nhớ.

Cuối tuần qua, một nữ nhân viên đã đăng tải một bài viết dài 11 trang trên mạng nội bộ của Alibaba, trong đó cô ấy nói rằng quản lý của cô ấy và một khách hàng đã tấn công cô ấy khi đang đi công tác và những người quản lý khác mặc dù biết nhưng không có bất kỳ hành động gì. 

Các chủ đề liên quan đến vụ việc sau đó đã được xếp hạng top trending trên Weibo với cuộc thảo luận về phong trào chống quấy rối tình dục #MeToo sau vụ bê bối tình dục người nổi tiếng vào tuần trước.

CEO Zhang cho biết chủ tịch và người đứng đầu bộ phận nhân sự của City Retail đã từ chức vì vụ việc và giám đốc nhân sự của Tập đoàn Alibaba cũng đã “nhận khiển trách.”

Bên cạnh đó, Alibaba sẽ tiến hành đào tạo toàn công ty về việc ngăn chặn quấy rối tình dục và khởi động một kênh liên lạc để nhân viên báo cáo sự cố. Tập đoàn cũng sẽ ban hành một chính sách chống quấy rối tình dục chính thức, không khoan nhượng. Ông Zhang cũng khẳng định Alibaba kiên quyết phản đối "văn hóa xấu xa của việc ép uống rượu."

Bản ghi nhớ có nhắc đến chi tiết lời kể của nạn nhân về vụ việc, khi cấp trên ra lệnh bắt cô uống rượu với đồng nghiệp trong bữa tối trong chuyến công tác đó. 

“Bất kể giới tính, cho dù đó là yêu cầu của khách hàng hay người quản lý, nhân viên của chúng tôi có đủ mọi quyền để từ chối. Vụ việc này là một sự sỉ nhục đối với Alibaba. Chúng ta phải xây dựng lại, và chúng ta phải thay đổi,” ông Zhang cho biết. 

CNBC

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…