AMD mua lại Xilinx với giá 35 tỷ USD, trở thành đối thủ đáng gờm của Intel

Sau thương vụ này, AMD được dự đoán sẽ có một vị thế "đáng gờm" trên thị trường thiết bị điện tử và viễn thông thế giới đồng thời gia tăng được năng lực cạnh tranh với Intel.
AMD mua lại Xilinx với giá 35 tỷ USD, trở thành đối thủ đáng gờm của Intel

Hôm qua (27/10), Advanced Micro Devices (AMD), nhà sản xuất linh kiện bán dẫn tích hợp đa quốc gia thông báo hoàn tất thỏa thuận mua lại toàn bộ cổ phần của đối thủ sản xuất chip máy vi tính Xilinx có giá trị lên tới 35 tỷ USD.

Theo đánh giá của AMD, Xilinx là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực bán dẫn, đặc biệt là các thiết bị chip có khả năng tương thích cao với nhiều sản phẩm vi tính, thiết bị điện tử cao cấp dùng trong các lĩnh vực viễn thông, ô tô và quốc phòng.

Trong khi đó, AMD hiện là một trong những công ty bán dẫn lớn nhất thế giới, chuyên về vi xử lý cho máy vi tính cá nhân, máy chủ và máy chơi trò chơi điện tử (game).

Từ khi thoả thuận này vẫn còn nằm trên giấy, giới chuyên gia đã nhận định, khi thành công, thương vụ này sẽ tạo ra một công ty hàng đầu về máy vi tính hiệu năng cao, qua đó mở rộng đáng kể danh mục sản phẩm và tập khách hàng của AMD trên nhiều thị trường tăng trưởng khác.

Doanh thu của AMD đã tăng trong năm 2020, giữa bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát thúc đẩy nhu cầu đối với máy tính và các bộ điều khiển trò chơi điện tử, khi mọi người làm việc và hoạt động dựa rất nhiều vào mạng Internet.

Theo The New York Times

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...