Anh hướng tới CPTPP sau Brexit

Nếu không có gì thay đổi vào phút cuối thì chỉ còn 5 tháng nữa nước Anh sẽ chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, dù có thỏa thuận hay không với EU.
Anh hướng tới CPTPP sau Brexit

Ngoài những công việc bộn bề khác mà Anh phải làm sau khi rời EU, thì những ngày gần đây, các quan chức chính phủ nước này đề cập đến việc sẽ mở rộng mạng lưới ngoại giao và muốn tham gia thỏa thuận Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Về ngoại giao, ngày 30/10, Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt công bố kế hoạch mở rộng mạng lưới ngoại giao của Anh trên khắp thế giới.

Theo đó, Bộ Ngoại giao Anh dự định tăng số nhân sự thêm 1.000 người và lần đầu tiên sẽ có những người không thuộc bộ phận công chức có thể được chọn giữ các vị trí đại sứ của Anh ở nhiều nơi trên thế giới. Bộ Ngoại giao Anh lên kế hoạch sẽ mở Đại sứ quán tại Djibouti và phái bộ tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Jakarta.

Từ đầu năm 2018 đến nay, Anh cũng thông báo mở Đại sứ quán tại Chad, Niger và 9 địa điểm mới trên toàn khối Thịnh vượng chung, từ Lesotho và Swaziland tới The Bahamas, Samoa và Vanuatu.

Như vậy, tính đến nay, Anh đang có 274 cơ sở ngoại giao tại 169 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Sau khi mở rộng, Anh sẽ có đại diện ngoại giao tại 83% số quốc gia thành viên LHQ, tỷ lệ cao nhất trong vòng 30 năm qua.

Về CPTPP, ngày 31/10, Bộ trưởng Thương mại quốc tế Anh Liam Fox đã lên tiếng hoan nghênh việc CPTPP - phiên bản của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 11 thành viên sau khi Mỹ rút lui, sẽ có hiệu lực từ ngày 30/12 tới.

Trên mạng xã hội Twitter, Bộ trưởng Liam Fox viết: “Tôi rất vui khi biết những thông tin mới về TPP ngày hôm nay - một cột mốc trong quá trình phát triển thương mại quốc tế dựa trên các quy tắc".

Mặc dù chưa phải là một thành viên CPTPP, nhưng Anh vẫn bày tỏ ý muốn tham gia thỏa thuận này sau khi rời khỏi EU. Bộ trưởng Fox cho biết, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng cấp Australia Scott Morrison đã ủng hộ Anh gia nhập CPTPP.

Việc Anh thúc đẩy mở rộng các cơ sở ngoại giao cũng như tỏ ý tham gia CPTPP sau khi rời EU là những bước chuẩn bị cần thiết nhằm tăng cường quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực với các nước, các tổ chức thương mại đa phương.

Theo Chính phủ

>> Hôm nay, Chủ tịch nước trình Quốc hội xem xét thông qua TPP-11

baochinhphu.vn/quocte/anh-huong-toi-cptpp-sau-brex http://baochinhphu.vn/quocte/anh-huong-toi-cptpp-sau-brexit/350923.vgp

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…