Anh - Mỹ đàm phán, nỗ lực "giải cứu" nền kinh tế chịu tác động bởi Covid-19

Hoa Kỳ và Anh Quốc đã bắt đầu thực hiện các cuộc đàm phán chính thức về một hiệp định thương mại tự do và sẽ nhanh chóng ký kết một thoả thuận trong thời gian tới.
Anh - Mỹ đàm phán, nỗ lực "giải cứu" nền kinh tế chịu tác động bởi Covid-19

Hoa KỳAnh Quốc đã tiến hành các cuộc đàm phán chính thức về một hiệp định thương mại tự do vào thứ Ba (5/5), và cam kết sẽ nhanh chóng ký kết một thoả thuận giúp chống lại những tác động kéo dài của đại dịch Covid-19 trên các dòng chảy thương mại của hai nền kinh tế đồng minh. 

Các cuộc đàm phán trong tương lai sẽ có sự tham gia của hơn 300 nhân viên và quan chức hai nước trong gần 30 nhóm đàm phán, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Thương mại Anh Liz Truss cho biết trong môt tuyên bố chung. 

“Chúng tôi cam kết sẽ cung cấp những nguồn lực cần thiết và nỗ lực làm việc để các cuộc đàm phán có thể tiến bộ với tốc độ nhanh nhất. Một hiệp định thương mại tự do sẽ góp phần củng cố cho ‘sức khoẻ’ của nền kinh tế hai nước, thúc đẩy sự phục hồi sau những thách thức do Covid-19 gây ra.” 

Vòng đàm phán đầu tiên đã bắt đầu ngay từ khi dữ liệu mới cho thấy xuất khẩu và ngành dịch vụ của Hoa Kỳ đã phải chịu sự sụt giảm kỷ lục lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ qua. 

Các vòng đàm phán tiếp theo sẽ diễn ra 6 tuần một lần và sẽ được thực hiện từ xa cho đến khi an toàn để đi lại, đại sứ quán Anh cho biết. Vẫn chưa có thời hạn cụ thể cho thời điểm hoàn tất đàm phán. 

Đây cũng sẽ là cuộc đàm phán thương mại lớn đầu tiên của Washington vào năm 2020. Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer gọi đây là một trong những ưu tiên hàng đầu của ông trong năm nay, trong nỗ lực tìm kiếm quyền truy cập đầy đủ cho các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ vào thị trường khác cũng như giảm thuế cho mặt hàng sản xuất tại Mỹ. 

London cũng đã tiến hành các điều khoản thương mại với Liên minh châu Âu sau khi rời khỏi khối vào tháng 1. Mục tiêu của London trong thời điểm hiện tại chính là nhanh chóng hoàn thành cả hai cuộc đàm phán một cách thành công nhất. 

Sau khi bị ảnh hưởng nặng nề vì thiếu thiết bị y tế và thuốc men trong đại dịch, cả hai quốc gia đều đang tìm cách để chuyển một số chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc. Ông Lighthizer cho biết trong các nhận xét được đưa ra sau đó rằng “đại dịch đã cho thấy việc phụ thuộc hoàn toàn vào hàng nhập khẩu giá rẻ đối với các sản phẩm quan trọng có thể khiến chúng ta dễ bị tổn thương trong thời kỳ khủng hoảng và Hoa Kỳ cần những cơ sở sản xuất lành mạnh, phát triển mạnh mẽ”. 

Trong năm 2018, thương mại hàng hoá giữa Hoa Kỳ và Anh Quốc được định giá 127,1 tỷ USD trong khi thương mại dịch vụ đứng đầu ở mức 134,8 tỷ USD. Anh hiện là đối tác thương mại lớn thứ bảy của Hoa Kỳ. 

Tuy nhiên, Hoa Kỳ và Anh Quốc cũng đang có một số bất hoà về thuế quan, bao gồm cả thuế thép và nhôm do Washington áp đặt vào năm 2018. Bên cạnh đó, nông nghiệp dự kiến cũng sẽ là một trong những vấn đề nhức nhối nhất trong các cuộc đàm phán, bởi sự phản đối kịch liệt của Anh đối với cây trồng biến đổi gen và phương pháp điều trị kháng khuẩn cho gia cầm. Anh khẳng định họ sẽ không giảm tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cũng như thay đổi cách tiếp cận với giá thuốc hay Dịch vụ y tế quốc gia. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…