Anh rời bỏ EU để gia nhập TPP?

Nếu đề xuất được thông qua, Anh sẽ là thành viên đầu tiên của TPP mà không có bờ biển giáp Thái Bình Dương hay biển Đông.
Anh rời bỏ EU để gia nhập TPP?

Theo tờ The Guardian, Chính phủ Anh đang xem xét khả năng trở thành thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi rời Liên minh châu Âu (EU) vào tháng 3 năm sau và đã tổ chức các cuộc họp không chính thức với nhóm này.

Nếu đề xuất được thông qua, Anh sẽ là thành viên đầu tiên của Hiệp định TPP không có bờ biển giáp Thái Bình Dương hay biển Đông.

Bộ Thương mại Quốc tế của Bộ trưởng Liam Fox được cho là cơ quan đang phát triển các đề xuất này nhằm gia nhập hiệp định với 11 thành viên còn lại sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận vào năm ngoái.

"Bộ trưởng Thương mại Greg Hands nói với Financial Times rằng không có sự hạn chế về địa lý đối với việc Anh gia nhập các tổ chức thương mại. "Với những mối quan hệ đa phương này, không có bất kỳ hạn chế về địa lý nào", ông nói.

Một phát ngôn nhân của Bộ Thương mại Quốc tế cho biết: "Chúng tôi đã thành lập 14 nhóm làm việc tại 21 quốc gia nhằm tìm kiếm những phương án tốt nhất để thúc đẩy mối quan hệ thương mại và đầu tư trên toàn thế giới".

Tuy nhiên, bất kỳ thoả thuận nào cũng sẽ phải đợi cho đến khi TPP được sửa đổi sau khi Mỹ rời khỏi và sau khi Anh giải quyết việc rời EU (hay còn gọi là Brexit).

Tổng kim ngạch nhập khẩu của 11 thành viên TPP chiếm chưa đến 8% thị trường xuất khẩu của Anh, trong đó Nhật Bản chỉ chiếm 1,6% xuất khẩu của Anh so với 11% của Đức.

Một số người chỉ trích cho rằng kế hoạch này cho thấy sự tuyệt vọng và ảo tưởng của chính phủ Anh.

"Những người này muốn rời thị trường ở ngay bên cạnh để gia nhập một thị trường khác nhỏ hơn phía bên kia thế giới. Đây đúng là một ý tưởng điên rồ", nghị sĩ Tim Farron nói.

>> Tương lai nào cho kinh tế Anh hậu Brexit?

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...