Người tiêu dùng Nhật Bản “sốc” vì giá bắp cải tăng gấp 3 lần

Thời tiết khắc nghiệt khiến sản lượng bắp cải tại Nhật Bản sụt giảm, đẩy giá cả tăng vọt và gây áp lực lên túi tiền của người tiêu dùng cũng như biên lợi nhuận của các nhà hàng trên khắp cả nước…

Người tiêu dùng Nhật Bản “sốc” vì giá bắp cải tăng gấp 3 lần

Tại Nhật Bản, nhiều nhà hàng đã phải cắt giảm bớt khẩu phần rau củ, đặc biệt là bắp cải, trong hầu hết các món trên thực đơn của họ.

Nguyên nhân chính là vì biến đổi khí hậu. Nhiệt độ cao kỷ lục và nhiều đợt mưa lớn vào năm ngoái đã tàn phá mùa màng, đẩy giá bắp cải tăng cao gấp 3 lần bình thường, theo Bộ Nông nghiệp Nhật Bản.

Đây là một gánh nặng mới đối với người tiêu dùng và cả các nhà hàng vốn đang lao đao vì lạm phát.

Chẳng hạn như nhà hàng Katsukichi của đầu bếp Katsumi Shinagawa ở Tokyo thường cung cấp miễn phí bắp cải ăn kèm với món thịt tonkatsu nổi tiếng nhưng thời gian gần đây họ đã buộc phải thu nhỏ khẩu phần ăn vì giá nguyên liệu tăng vọt.

“Tôi đã chuẩn bị tinh thần khi giá bột mì tăng, nhưng không ngờ bắp cải cũng vậy”, đầu bếp Shinagawa chia sẻ và nhấn mạnh rằng món tonkatsu và bắp cải là “đôi bạn” không thể tách rời.

Vấn đề tương tự cũng xảy ra ở Hàn Quốc – nơi bắp cải thường xuyên được sử dụng để làm kimchi, món ăn đặc trưng của ẩm thực nước này. Dữ liệu của chính phủ Hàn Quốc cho thấy vào giữa tháng 1/2025, giá bắp cải đã tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Bắp cải ở siêu thị giờ đắt đến mức không thể tin nổi. Trước đây, một cây bắp cải cỡ nhỏ chỉ khoảng 100 yên (~17 nghìn đồng), nhưng giờ đã lên đến 400 yên (~70 nghìn đồng). Tuy nhiên chúng tôi không muốn chuyển phần chi phí này lên khách hàng. Hiện tại, nhà hàng vẫn đang cố gắng cầm cự”, ông Shinagawa cho biết.

Chủ đề này cũng đang gây xôn xao trên khắp các trang mạng xã hội Nhật Bản, đặc biệt là sau khi một cây bắp cải ở tỉnh Hyogo được bán với giá lên tới 1.000 yên (~170 nghìn đồng).

“Tôi chưa bao giờ nghĩ bắp cải sẽ trở thành món ăn xa xỉ”, một người dùng than thở trên X (Twitter cũ).

Vào năm 2024, Nhật Bản đã trải qua mùa hè nóng nhất trong lịch sử, tiếp theo đó là mùa thu ấm nhất từ trước đến nay. “Trời nóng đến mức một số cây bắp cải bị cháy nắng mà chết. Nhiệt độ cao làm mất nước khiến chúng khô héo”, ông Morihisa Suzuki, đại diện liên đoàn hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Aichi – một trong những vùng trồng bắp cải lớn nhất Nhật Bản – cho biết.

Những cơn mưa lớn kéo dài, sau đó là giai đoạn khô hạn với rất ít ánh nắng, càng làm tình hình trở nên tồi tệ hơn. Theo liên đoàn, sản lượng bắp cải tại Aichi đã giảm khoảng 30% so với bình thường.

Không chỉ bắp cải, nhiều loại rau củ khác như xà lách, hành lá và củ cải trắng cũng đều trở nên đắt đỏ hơn. Giá gạo cũng tăng mạnh 64,5% so với cùng kỳ năm trước do mùa màng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao và thiếu nước. Chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven gần đây đã đưa ra thông báo tăng giá cơm nắm onigiri, sushi và các món ăn làm từ gạo trên toàn quốc.

Trong khi đó, dịch cúm gia cầm đã gây ra tình trạng khan hiếm nguồn cung trứng.

Teikoku Databank dự báo, giá cả sẽ tiếp tục leo thang vào năm 2025 đối với khoảng 6.000 mặt hàng thực phẩm, từ bánh mì, bia đến mì sợi.

Năm ngoái, Nhật Bản ghi nhận kỷ lục 894 nhà hàng phá sản do lạm phát, đồng yên mất giá và sự kết thúc của các khoản trợ cấp thời kỳ đại dịch, theo nghiên cứu từ Teikoku Databank.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...