Người dân Nhật Bản "kêu trời" vì giá cả leo thang do du lịch

Làn sóng du lịch bùng nổ tại Nhật Bản đang mang lại nhiều lợi ích kinh tế, nhưng cũng đẩy chi phí khách sạn tăng cao, khiến các chuyến công tác trong nước trở thành bài toán khó cho doanh nghiệp…

Người dân Nhật Bản "kêu trời" vì giá cả leo thang do du lịch

Đồng yên suy yếu đã thu hút nhiều du khách nước ngoài tới Nhật Bản hơn bao giờ hết, với số liệu được công bố mới đây cho thấy số lượng khách nhập cảnh đã vượt kỷ lục 32 triệu lượt của năm 2019. Tuy nhiên, điều này cũng đẩy chi phí tăng cao và gây khó khăn không nhỏ người dân địa phương.

Chẳng hạn như trường hợp của công ty công nghệ thông tin giấu tên được Japan Today phỏng vấn. Thông thường, nhân viên của công ty sẽ nghỉ chân tại các khách sạn con nhộng khi họ tới Tokyo để họp và gặp gỡ khách hàng. Tuy nhiên, làn sóng du lịch lên cao đã khiến giá phòng trở nên đắt đỏ, từ đó khiến ngân sách cho các chuyến công tác thường vượt ngưỡng dự kiến.

“Khách sạn con nhộng thường được coi là lựa chọn kinh tế nhất. Trước đây giá 1 đêm chỉ vào khoảng 5.000 Yên (30 USD) nhưng nay đã tăng hơn đáng kể”, ông Yoshiki Kojima - giám đốc công ty cho biết.

Tất nhiên mức giá này vẫn rẻ hơn nhiều so với một khách sạn cơ bản tại Tokyo, vốn có giá trung bình vào khoảng 20.048 Yên/đêm trong giai đoạn tháng 11/2024. Con số này thậm chí còn vượt mốc đỉnh thời trước đại dịch là 12.926 yên vào tháng 4/2019, theo dữ liệu từ Tokyo Hotel Kai – một hiệp hội với khoảng 200 khách sạn thành viên.

"Tôi rất vui vì có nhiều du khách đến Nhật Bản, nhưng tôi cũng phải đau đầu mỗi ngày để tìm cách linh hoạt chi phí cho công ty”, ông Kojima chia sẻ. Đây là một vấn đề khá lớn vì công ty thường xuyên phải đưa tận 20 đến 30 nhân viên tới thủ đô để tham dự các cuộc họp toàn tập đoàn.

Theo nhà phân tích Takuto Yasuda của Viện Nghiên cứu NLI, nền kinh tế Nhật Bản đang hưởng lợi từ lượng du khách nước ngoài. Nhưng điều này cũng gây ra tác động tiêu cực, như việc người dân Nhật Bản gặp khó khăn trong di chuyển hoặc cuộc sống hàng ngày của họ bị đảo lộn bởi tình trạng quá tải du lịch.

Tình trạng thiếu hụt lao động dài hạn và chi phí cung cấp dịch vụ tăng cao cũng góp phần đẩy giá cả leo dốc.

Keisuke Morimoto, chủ một cửa hàng kimono ở tỉnh Nara, đã rất sốc khi biết rằng chi phí cho hai đêm nghỉ tại một khách sạn ở Tokyo lên tới 60.000 Yên.

"Thật sự, tôi nên ở đâu cho chuyến công tác này đây?" anh Morimoto viết trên mạng xã hội X. Keisuke Morimoto đành cân nhắc sử dụng nền tảng thuê nhà ngắn hạn Airbnb, nơi có các lựa chọn giá thành phù hợp hơn.

Một số địa điểm du lịch tại Nhật Bản đang tìm cách chống lại tình trạng quá tải du lịch, bao gồm cố đô Kyoto, nơi cư dân phàn nàn về việc du khách quấy rối các geisha của thành phố. Hiện tại, Kyoto đang có kế hoạch tăng thuế lưu trú, bao gồm mức tăng gấp 10 lần đối với các khách sạn cao cấp, theo lời thị trưởng thành phố.

Để giảm bớt áp lực cho các địa điểm trung tâm, chính phủ đang khuyến khích du khách đến thăm khu vực ít nổi tiếng hơn và chào mời họ ở lại ít nhất hai đêm tại các thị trấn nông thôn.

Nhà phân tích Takuto Yasuda đồng tình rằng việc phân bổ lượng du khách đến các khu vực khác là chìa khóa để giảm áp lực lên các thành phố lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ.

Tỷ lệ lấp đầy phòng tại các khách sạn doanh nhân ở Tokyo do tập đoàn Fujita Kanko điều hành đạt 88% trong năm 2024, với giá phòng trung bình tăng 26% so với một năm trước, theo công ty này.

"Hiện tại, nhu cầu chủ yếu tập trung ở Tokyo và Osaka, vì vậy chúng tôi hy vọng xu hướng sẽ lan toả đến Sapporo, Naha và nhiều khu vực nhỏ hơn”, tập đoàn điều hành khách sạn Fujita Kanko đánh giá.

Trong khi đó, giám đốc Yoshiki Kojima của công ty công nghệ thông tin cho biết ông đang tính đến chuyện chuyển trụ sở đến Sapporo hoặc đề xuất tổ chức các cuộc họp tại một thị trấn suối nước nóng gần Tokyo. "Còn nhiều khu vực chưa bị quá tải du khách và chúng tôi có thể tận dụng điều đó”, ông Kojima chia sẻ.

Xem thêm

Hai khách hàng đang mua sắm điện thoại iPhone cũ tại một cửa hàng ở quận Akihabara (Tokyo, Nhật Bản)

Điện thoại cũ đắt hàng tại Nhật Bản

Thị trường điện thoại cũ đang tăng trưởng mạnh mẽ ở Nhật Bản khi người dân tiết kiệm ngân sách và du khách tìm kiếm thiết bị giá rẻ trong bối cảnh kinh tế khó khăn…

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Ngày càng có nhiều người trẻ Nhật Bản tìm đến các “agency” để tìm kiếm sự hỗ trợ khi muốn rời bỏ công việc của mình. Xu hướng này đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với những quy chuẩn truyền thống trong văn hóa làm việc khắt khe của xứ sở mặt trời mọc…

Nhà hoang tại Nhật Bản hút khách nước ngoài

Nhà hoang tại Nhật Bản hút khách nước ngoài

Số liệu mới cho thấy gần 14% tổng số nhà ở Nhật Bản là nhà để trống, nhưng tình trạng dư thừa bất động sản này đang thu hút sự quan tâm ngày càng tăng từ các nhà đầu tư nước ngoài…

Có thể bạn quan tâm

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ rúng động trước tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế 25% đối với tất cả xe hơi và linh kiện ô tô nhập khẩu. Quyết định này có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại và tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất ô tô toàn cầu…

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee, người đã có công dẫn dắt tập đoàn đạt được nhiều đột phá công nghệ và giữ vững vị thế toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 63…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Người nông dân Mỹ có thể chịu thêm nhiều tổn thất do chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, với gần một nửa số người tham gia khảo sát của Purdue University/CME Group tin rằng cuộc chiến thương mại sẽ khiến xuất khẩu nông sản Mỹ sụt giảm mạnh...