Australia muốn trở thành quốc gia đi đầu trong sản xuất khí hydro

Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) Australia mới đây đã “bật đèn xanh” cho một dự án thí điểm đầu tiên trên thế giới chế biến than nâu thành khí hydro.
Australia muốn trở thành quốc gia đi đầu trong sản xuất khí hydro

Dự án Chuỗi cung ứng năng lượng hydro, do tập đoàn công nghiệp nặng Kawasaki của Nhật Bản đề xuất, sẽ kiểm tra tính khả thi của việc sản xuất khí hydro từ than nâu và vận chuyển đến Nhật Bản để sử dụng ở thị trường nội địa.

Dự án có thời gian hoạt động một năm, bắt đầu từ giữa năm 2020, với các hoạt động sản xuất diễn ra tại một nhà máy cạnh nhà máy điện Loy Yang ở thung lũng Latrope, bang Victoria.

Dự án sử dụng 160 tấn than nâu từ một khu mỏ của nhà máy điện Loy Yang để tạo ra 3 tấn khí hydro. Lượng khí này sẽ được chuyển đến Nhật Bản trên một chiếc tàu được thiết kế đặc biệt.

Tại buổi lễ công bố vào tháng Tư năm ngoái, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull thông báo dự án có thể tạo ra nhiều việc làm trong tương lai.

Dự án đã nhận được khoản hỗ trợ 50 triệu UAD từ chính quyền bang Victoria và chính phủ liên bang.

Dự kiến, dự án sẽ thải ra 100 tấn khí thải carbon trong giai đoạn thử nghiệm, tương đương với lượng khí thải từ 20 chiếc xe ôtô.

Giám đốc đánh giá phát triển của EPA Tim Faragher cho biết khí thải và các sản phẩm thải ra từ dự án này đều có thể được quản lý an toàn theo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của Australia.

Tập đoàn Hydrogen Mobility của Australia hy vọng sự chấp thuận của EPA đối với dự án có thể giúp xây dựng một ngành công nghiệp trị giá 1,7 tỷ AUD ở nước này từ năm 2030.

Giám đốc điều hành của tập đoàn, bà Claire Johnson cho biết Australia có thể trở thành nhà xuất khẩu khí hydro quy mô lớn sang các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc - những quốc gia đã cam kết chuyển sang “xã hội hydro."

Ngành công nghiệp hydro của Australia đã nhận được sự khích lệ hồi tháng trước khi Lãnh đạo phe đối lập Bill Shorten tuyên bố chính phủ Công đảng sẽ chi 1,14 tỷ AUD cho kế hoạch hydro quốc gia để nước này đi đầu trong lĩnh vực này.

Nguồn: TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Lửa chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã lan đến Phố Tàu New York

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Lửa lan tới "Phố Tàu" New York

Tuần trước, một gói bánh gạo tại cửa hàng tạp hóa Sun Vin trên phố Mulberry ở khu phố Tàu của New York có giá 4,99 USD. Nhưng sự leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đắt đỏ hơn nhiều. Hiện tại, loại bánh quy này có mức giá mới: 6,99 USD...

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...