Báo chí và doanh nghiệp: Xây dựng mối quan hệ win - win

Trao đổi với Tạp chí Thương Gia về mối quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp, Tổng biên tập Báo Đầu tư - ông Lê Trọng Minh nhấn mạnh “Doanh nghiệp vừa là độc giả, vừa là khách hàng thân thiết của b

Trong thời gian qua, chúng ta đã nói rất nhiều tới Chính phủ kiến tạo, doanh nghiệp đồng hành... để phát triển nền kinh tế. Vậy chúng ta có thể nhìn nhận vai trò của báo chí trong mối quan hệ ấy như thế nào?

Thực ra vấn đềBáo chí đồng hành cùng doanh nghiệp làmột đề rất có ý nghĩa trong bối cảnh Chính phủ đang đẩy mạnh công cuộc chấn hưng nền kinh tế, đưa đất nước đi lên phát triển bền vững.

Có thể thấy, ngay sau khi nhậm chức, ngày 29/4/2016, đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúcđã chủ trì Hội nghị Doanh nghiệp Việt Nam với chủ đề: “Doanh nghiệp Việt Nam – Động lực phát triển kinh tế của đất nước”. Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng về việc tháo gỡ mọi rào cản, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, không chỉ trong nước mà còn chiếm lĩnh thị trường quốc tế… đã cho thấy tầm quan trọng của việc phát triển một cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đủ sức mạnh, đủ năng lực đảm trách vai trò chủ thể và đầu tàu của nền kinh tế.

Trướcđó, Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/12/2011 của Bộ Chính trị cũngđã chỉ rõ: “Đội ngũ doanh nhân là lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có năng lực, trình độ và phẩm chất, uy tín cao, sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững và bảo đảm độc lập, tự chủ của nền kinh tế”.

Các quan điểm chỉ đạo trên đều cho thấy, doanh nghiệp chính là đội ngũ kiến tạo nền kinh tế đất nước, làm ra của cải vật chất cho xã hội, tạo nguồn thu cho ngân sách, là nơi giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục triệu lao động. Muốn có nền kinh tế mạnh phải có các doanh nghiệp mạnh, đội ngũ doanh nhân giỏi. Xây dựng đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân lớn mạnh là tạo tiền đề cho nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Đây không chỉ là trách nhiệm của bản thân mỗi doanh nghiệp, doanh nhân mà của cả hệ thống chính trị, trong đó có báo chí.

 Mối quan hệ giữa hai bên cần được xác định là mối quan hệ win – win để song hành phát triển”.

Ông Lê Trọng Minh

Ông có thể nói rõ hơn vai trò của báo chí trong bối cảnh chung ấy là gì?

Đối với báo chí nói chung và báo chí kinh tế nói riêng, hoạt động của doanh nghiệp, doanh nhân luôn là mảng đề tài phong phú, đa dạng, từ việc thực thi pháp luật về đầu tư, kinh doanhđếncạnh tranh, năng suất, chất lượng, hiệu quả, lợi nhuận,vốn, công nghệ, lao động, việc làm, thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ… Những gương mặt doanh nhân, doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, thành công luôn truyền cảm hứng cho các nhà báo để tạo ra những tác phẩm báo chí hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của đông đảo độc giả. Đồng thời, hình ảnh của những doanh nghiệp vi phạm pháp luật, làm ăn thua lỗ, phá sản, giải thể, lãng phí thất thoát vốn và tài sản của nhà nước, chuyển giá, trốn thuế, nợ lương hay BHXH của người lao động, chây ỳ trả cổ tức cho cổ đông, sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… cũng là những chủ đề nóng hổi được dư luận rất chú ý theo dõi. Có thể thấy, hầu như không có tờ báo nào không đề cập đến các vấn đề của doanh nghiệp, doanh nhân, bởi doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế và mọi địa phương trên cả nước.

Nói đến doanh nghiệp, doanh nhân là nói đến đối tượng điều chỉnh của pháp luật vàlà chủ thể thực hiện các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về kinh tế nhưđổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước; phát triển kinh tế tư nhân; hỗ trợ khởi nghiệp… Đồng thời, chính tại các doanh nghiệp cũng là nơi “kiểm định” chất lượng các văn bản pháp luật và các chủ trương lớn này. Đây cũng là khởi nguồn của những đề tài báo chí bất tận về doanh nghiệp, doanh nhân.

Vậy còn ở phía ngược lại, thưa ông?

Bất kỳ mối quan hệ nào, muốn bền vững cũng phảiđược phát triển từ cả hai phía. Bên cạnh việc đóng vai trò khơi nguồn cảm hứng một cách tự nhiên cho báo chí, bản thân các doanh nghiệp, doanh nhân cũng là những người đồng hành thân thiết với các tòa soạn, nhất là những tờ báo kinh tế, với vai trò là nguồn cung cấp tài chính. Doanh nghiệp, doanh nhân vừa là những độc giả trung thành, vừa là các khách hàng quảng cáo quan trọng nhất, quyết định sự ổn định về tài chính của cơ quan báo chí không có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

Có thể nói, sự phát triển của báo chí gắn chặt với sự vận động của nền kinh tế và sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân.Báo chí không chỉ là tấm gương phản chiếu thực trạng và những chuyển biến, những thay đổi của đất nước, của nền kinh tế, của cộng đồng doanh nghiệp mà còn có vai trò cung cấp thông tin, phổ biến kiến thức và phản biện chính sách,góp phần tạo sự đồng thuận trong dư luận xã hội và môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư – kinh doanh. Báo chí đã và đang đóng vai trò cầu nối quan trọng giữa các nhà hoạch định chính sách và các đối tượng thực thi chính sách bằng việc phát hiện và phản ánh cả các mặt tích cực cũng như những bất cập, tồn tại trong quá trình thực thi luật pháp, chính sách, tạo diễn đàn trao đổi nhằm hoàn thiện luật pháp, chính sách.

Thế nhưng mối quan hệ ấy cũng có lúc nóng, lúc lạnh, đặc biệt trong một môi trường kinh tế sôi động như hiện nay?

Đúng vậy! Con đường mà báo chí và cộng đồng doanh nghiệp đang cùng đi không phải lúc nào cũng bằng phẳng, suôn sẻ. Nhận thức về những “ổ gà” trên con đường này nhiều lúc xuất phát từ quan điểm khác nhau đối với cùng một sự việc, một hành động. Bởi, lẽ dĩ nhiên, không doanh nghiệp nào muốn bị “đụng chạm”, bị phơi bày trước công luận về những mặt tồn tại, yếu kém, nhất là những hoạt động vi phạm pháp luật của mình. Trong khi đó, do yêu cầu về tính “mới, lạ, khác biệt”, báo chí không phải lúc nào cũng chỉ đưa thông tin tích cực, một chiều.

Vì vậy, ngay cả khi báo chí thông tin một cách cân bằng, công bằng, khách quan, có tính xây dựng về những hoạt động, hành vi chưa đúng đắn của một doanh nghiệp, doanh nhân thì chắc chắn vẫn không thể làm đẹp lòng doanh nhân đó. Nhưng mặt khác, nếu báo chí khuếch trương, tô hồng một doanh nghiệp đang có những hoạt động vi phạm pháp luật, thì đó cũng là hành vi không đúng đắn.

Bên cạnh đó, việc báo chí thông tin quá mức về mặt trái của doanh nghiệp, thông tin một nửa sự thật, thổi phồng những khiếm khuyết, sai phạm, thậm chí thông tin sai sự thật, bỏ qua những đóng góp quan trọng của doanh nghiệp đối với nền kinh tế, dẫn đến mất cân đối thông tin, ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu, gây tổn hại tới lợi ích của doanh nghiệp cũng là nguyên nhân quan trọng khiến doanh nghiệp mặc cảm, thậm chí sợ hãi để rồi né tránh, quay lưng lại với báo chí.

Nếu chỉ nói một câu về mối quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp, ông sẽ nói sao? Và theo ông, làm thế nào để mối quan hệ ấy được phát triển một cách tốt nhất.

Theo tôi, mối quan hệ báo chí – doanh nghiệp cần phải được xây dựng theo tiêu chí win – win. Nghĩa là cả hai bên đều phải cùng “thắng”. Đó cũng chính là cách để báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp.

Những cơ quan báo chí nghiêm túc và là người bạn đồng hành chân chính của doanh nghiệp luôn chọn cách ứng xử có trách nhiệm, nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể, toàn diện để đảm bảo cân đối thông tin, phát hiện và nêu được những tấm gương điển hình về doanh nghiệp, doanh nhân làm ăn chân chính, có hiệu quả, đóng góp nhiều cho xã hội, đồng thời cũng phát hiện, góp tiếng nói cảnh báo để chấn chỉnh cái sai nhưng không triệt tiêu sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Ở chiều ngược lại, những doanh nghiệp có trách nhiệm với đất nước, với xã hội và với chính mình cũng cần có tinh thần cầu thị và nhận thức được rằng, trong xã hội thông tin bùng nổ như hiện nay với sự góp mặt của rất nhiều kênh truyền thông xã hội hiện đại, việc thông tin xấu lan truyền nhanh dù với bất cứ dụng ý gì là không thể ngăn cản. Phương pháp hiệu quả nhất để giúp doanh nghiệp đương đầu và vượt qua được khủng hoảng truyền thông chính là việc doanh nghiệp tiếp nhận thông tin với thái độ cầu thị, phối hợp cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ cho cơ quan báo chí về kế hoạch và kết quả khắc phục, từng bước xây dựng lại hình ảnh của mình. Như vậy, có thể doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng trong ngắn hạn, nhưng về dài hạn sẽ đạt được kết quả phát triển bền vững, xây dựng lại được uy tín và hình ảnh của mình.

Các cơ quan báo chí chính thống, nghiêm túc cũng mong muốn các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí tiếp tục có những chế tài mạnh để ngăn chặn, xử lý tình trạng trên, đặc biệt là hành vi xâm phạm bản quyền, cố tình khai thác và biên tập lại thông tin từ các tờ báo nghiêm túc để đe dọa doanh nghiệp. Có như vậy mới khôi phục được lòng tin giữa báo chí với doanh nghiệp – một lòng tin được xây dựng trên nền tảng trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp của cả hai bên. Chỉ có lòng tin đó mới có thể tạo nên sự đồng hành đích thực, bền vững vì lợi ích chung của đất nước và của mỗi Bên.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Có thể bạn quan tâm